Lấy tủy răng có chích thuốc tê không?
Banner giảm béo

Lấy tủy răng có chích thuốc tê không? Trường hợp nào cần thay thế thuốc tê bằng thuốc diệt tủy

Cập nhật ngày: 27/02/2020

Câu hỏi: Chào bác sĩ, em bị viêm tủy răng rất nặng và đau nhức. Em muốn đến nha khoa để điều trị lấy tủy nhưng không biết là lấy tủy răng có chích thuốc tê không để giúp giảm đau? Em nghe nói nếu dùng thuốc diệt tủy thì sẽ không cần tiêm thuốc tê vào nướu nữa, điều này có đúng không? Mong bác sĩ tư vấn giúp em ạ! (Phan Ngọc – Tp Hồ Chí Minh).

lấy tủy răng có chích thuốc tê không

Lấy tủy răng có chích thuốc tê không?

Trả lời:

Chào Phan Ngọc! Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về Trung tâm tư vấn tại Nha khoa Quốc tế Nevada!

LẤY TỦY RĂNG CÓ CHÍCH THUỐC TÊ KHÔNG?

Về thắc mắc “lấy tủy răng có chích thuốc tê không?” của bạn, chúng tôi xin được trả lời như sau: Lấy tủy răng bị viêm chắc chắn sẽ cần gây tê tại vị trí răng cần lấy tủy. Nguyên nhân sẽ được phân tích chi tiết ở phần bên dưới đây:

Tại sao cần chích thuốc tê khi lấy tủy răng?

Như chúng ta đã biết, tủy răng là một tổ hợp những dây thần kinh dẫn truyền cảm giác cho răng, mọi sự viêm nhiễm hay tác động từ bên ngoài vào đều khiến cho răng đau nhức đến tột độ.

Quy trình lấy tủy răng thông thường sẽ cần mở một đường trên thân răng để tiếp cận mô tủy viêm bằng cách khoan trực tiếp vào thân răng. Sau đó, dùng trâm nha khoa để hút hết sạch phần tủy viêm ra ngoài, khi tủy viêm chưa chết hẳn, các dây thần kinh vẫn còn hoạt động thì việc hút tủy này sẽ gây ra những cơn đau ở cường độ cao nhất. Đây chính là lý do bạn cần đến thuốc tê khi lấy tủy.

lấy tủy răng có chích thuốc tê không

Gây tê khi lấy tủy răng là việc cần thiết để quy trình diễn ra thuận lợi

Thuốc tê được chích vào vùng lợi gần nhất với răng lấy tủy, khiến cho toàn bộ giác quan ở vùng đó cứng lại và không còn chút cảm giác nào. Mọi hoạt động của bác sĩ lúc này bệnh nhân sẽ vẫn nhìn được, biết được nhưng không cảm nhận được. Mọi cảm giác đau nhức, khó chịu sẽ biến mất sau khi tiêm thuốc tê.

Một ca lấy tủy răng sẽ khoảng 30 – 40 phút trong khi đó tác dụng của thuốc tê lên đến 2 giờ nên bạn hoàn toàn có thể yên tâm thực hiện dịch vụ mà không cần lo lắng với việc thuốc tê hết tác dụng khi bác sĩ đang lấy tủy răng.

Tiêm thuốc tê răng có đau không?

Việc tiêm thuốc tê trực tiếp vào lợi gây lo lắng cho nhiều người, đặc biệt là những người sợ kim tiêm. Tuy nhiên, bạn có thể an tâm hơn khi cơn đau từ kim tiêm gây tê chỉ bằng 1/1000 so với cơn đau tủy răng bạn đang phải chịu đựng. Trong một vài trường hợp, bệnh nhân đang bị cơn đau tủy răng hành hạ không còn cảm thấy đau khi tiêm tê.

lấy tủy răng có chích thuốc tê không

Nhìn thì đáng sợ nhưng thực sự việc tiêm tê khi lấy tủy răng sẽ không quá đau đớn như bạn tưởng

Việc tiêm tê rất nhanh, chỉ một vài giây là xong nên hãy tưởng tượng bạn đang bị một con kiến nhỏ đốt ở vùng lợi, mọi việc sẽ trở nên dễ dàng hơn nhiều. Sau khi tiêm tê, hãy nằm nghỉ ngơi và chờ thuốc tê phát huy tác dụng (khoảng 2 – 3 phút) và thông báo với bác sĩ để việc lấy tủy răng được bắt đầu.

Lấy tủy răng có đau không?

Với công nghệ hiện đại thì việc lấy tủy răng cho bệnh nhân diễn ra rất nhẹ nhàng, nên bạn không cần lo lắng quá khi điều trị tủy. Theo nhiều bệnh nhân đã lấy tủy việc lấy tủy răng đôi khi không đau bằng nhiễm trùng ống tủy gây ra. Tuy nhiên, để thực hiện được điều trên thì người bệnh cần thực hiện chữa trị tại các cơ sở nha khoa uy tín với đội ngũ bác sĩ có chuyên môn, tay nghề cao và công nghệ hiện đại.

KHI NÀO CẦN THAY THUỐC TÊ BẰNG THUỐC DIỆT TỦY RĂNG?

Việc lấy tủy răng có chích thuốc tê không cũng sẽ có vài trường hợp ngoại lệ, đối với những người có phần tủy răng đã chết hẳn hoặc những người dị ứng thuốc tế sẽ không cần thực hiện việc này.

+ Đối với những người có tủy răng đã chết hẳn

Chết tủy răng là trạng thái cuối cùng, sau khi viêm nhiễm quá nặng và mọi dây thần kinh liên kết với răng đều ngừng hoạt động. Với trường hợp này, bác sĩ không cần sử dụng đến thuốc diệt tủy và cũng không cần thiết sử dụng thuốc gây tê vì tủy đã chết, dây thần kinh cảm giác ngừng hoạt động nên bệnh nhân không còn cảm thấy đau nhức khi thực hiện lấy tủy răng nữa.

lấy tủy răng có chích thuốc tê không

Nếu tủy răng chết hẳn, việc gây tê có thể không cần thiết

+ Đối với trường hợp người dị ứng thuốc gây tê

Nếu những người này có phần tủy răng chết hẳn thì bác sĩ sẽ thực hiện lấy tủy răng bình thường mà không cần thuốc gây tê. Tuy nhiên, trong trường hợp tủy răng chưa chết hẳn, đang viêm nhiễm nặng mà bị dị ứng thuốc tê thì lúc này bác sĩ mới tiến hành đặt thuốc diệt tủy. Thuốc này sẽ làm chết tủy răng sau khoảng 3 – 5 ngày và lúc này người bệnh có thể đến lại nha khoa để lấy tủy răng bình thường, không cần đến thuốc gây tê.

LƯU Ý: Thuốc đặt tủy răng được xếp vào nhóm thuốc độc loại A (chất kịch độc) nên bạn cần lựa chọn nha khoa thực sự uy tín để thực hiện đặt thuốc diệt tủy. Trong quá trình thuốc hoạt động, bạn cũng cần tuân thủ tuyệt đối căn dặn của bác sĩ nha khoa, tránh để thuốc rơi vào đường thở hoặc đường tiêu hóa.

lấy tủy răng có chích thuốc tê không

Hãy cẩn trọng khi sử dụng thuốc diệt tủy

 

NHỮNG LƯU Ý SAU KHI LẤY TỦY RĂNG

Ngoài việc lấy tủy răng có chích thuốc tê không, bạn cũng cần quan tâm đến những lưu ý sau khi lấy tủy răng dưới đây:

+ Sau khi lấy sạch tủy răng và thuốc tê hết tác dụng, bạn sẽ không phải chịu những cơn đau hậu phẫu như nhổ răng vì lấy tủy không tác động đến mô mềm, đồng thời tủy răng được lấy hết cũng đồng nghĩa với việc dây thần kinh cảm giác ở chiếc răng đó không còn hoạt động nữa.

+ Trong một vài trường hợp đặc biệt nhạy cảm, bạn cũng sẽ cảm thấy những cơn đau hay ê nhẹ, bạn có thể áp dụng một số cách giảm đau tạm thời như chườm nóng hoặc chườm lạnh bên ngoài vùng má ở vị trí bị đau.

lấy tủy răng có chích thuốc tê không

Chườm lạnh bên ngoài má sẽ giúp cơn đau giảm đi nhanh chóng

+ Theo dõi thật kỹ những triệu chứng sau khi lấy tủy, nếu bạn cảm thấy những cơn đau dữ dội hoặc biểu hiện bất thường, cần đến ngay nha khoa để thăm khám lại, rất có thể bác sĩ lấy tủy răng không sạch hoặc bạn đang bị nhiễm trùng sau khi lấy tủy răng.

+ Hạn chế ăn nhai ở vùng răng mới hút tủy khi chưa có biện pháp bảo vệ vì có thể làm mảng bám thức ăn rơi vào lỗ tủy và gây bệnh răng miệng nguy hiểm.

+ Răng sau khi hút tủy sẽ trở thành răng chết và rất giòn, dễ bị vỡ mẻ khi có sự tác động, đây chính là lý do sau mỗi ca lấy tủy, bác sĩ sẽ cho bạn lịch hẹn để đến nha khoa 1 lần nữa thực hiện biện pháp bảo vệ chiếc răng này, có thể là trám răng hoặc bọc răng sứ phụ thuộc vào nhu cầu của từng người.

lấy tủy răng có chích thuốc tê không

Bảo vệ răng sau khi lấy tủy để giúp răng không bị gãy vỡ

Hi vọng bài viết đã giúp bạn giải đáp được thắc mắc lấy tủy răng có chích thuốc tê không, nếu còn bất cứ thắc mắc nào liên quan đến dịch vụ nha khoa, bạn có thể liên hệ trực tiếp bằng cách để lại thông tin qua form đăng ký tư vấn, bác sĩ nha khoa sẽ liên hệ lại và giải đáp cho bạn trong thời gian sớm nhất.



BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Tư vấn nha khoa | Lấy tủy răng mấy lần để có hiệu quả tối ưu nhất?
Tủy răng là một mô liên kết gồm nhiều mạch máu và dây thần kinh, ...
Triệu chứng sau khi lấy tủy răng – Phân biệt triệu chứng bình thường và bất thường
Việc theo dõi những triệu chứng sau mỗi lần thực hiện các dịch vụ nha ...
Viêm tủy răng cấp là gì? Điều trị viêm tủy răng cấp hiệu quả
Viêm tủy răng cấp tính dẫn đến tình trạng đau nhức, ê buốt gây khó ...
Trám răng lấy tủy giá bao nhiêu tiền | Cập nhật bảng giá trám răng lấy tuỷ 2023
Trám răng lấy tuỷ giá bao nhiêu tiền? Răng sâu, hỏng hoặc vỡ do tai ...
Đặt thuốc diệt tủy răng bị đau nhức có sao không?
Tuỷ răng là nguồn dinh dưỡng giúp nuôi răng chắc khoẻ. Chính vì vậy mà ...
KIẾN THỨC NHA KHOA
Bệnh béo phì và sức khoẻ răng miệng có liên quan tới nhau như thế nào?

Bệnh béo phì và sức khoẻ răng miệng có hay không 1 mối quan hệ mật thiết?! Béo phì đang […]

Những vết mốc đen có thể đem lại 1 đại dịch sâu răng kinh hoàng

Đừng coi thường những vết mốc đen, chúng có thể đem lại cho bạn ám ảnh kinh hoàng hơn cả […]

[FUNFACTS] Top 5 sự thật thú vị về ngành nha khoa

Những sự thật này sẽ khiến bạn phải ngạc nhiên đấy! [FUNFACTS] Top 5 sự thật thú vị về ngành […]

Răng sứ có tự bao giờ? Câu chuyện về quá trình phát triển của răng bọc sứ!

Đã có bao giờ bạn tự hỏi, răng sứ có tự bao giờ? Câu trả lời chắc chắn sẽ khiến […]

Những bước chuyển mình thế kỷ của ngành Nha khoa P.3 (Phần cuối)

Tiếp nối 2 phần trước, bài viết này sẽ cung cấp cho các bạn những bước chuyển mình cuối cùng […]

Những bước chuyển mình thế kỷ của ngành Nha khoa P.2

Nối tiếp phần 1 về những mốc chuyển mình mang tính lịch sử của ngành Nha khoa, hãy cùng khám […]



Giấy phép hoạt động số 00799/HCM-GPHĐ - Chứng chỉ hành nghề số 002254/HCM-CCHN

(*) Kết quả tùy thuộc cơ địa của mỗi người

X
Chat với chuyên gia