Tại sao phải lấy cao răng? Những lưu ý cần biết khi lấy cao răng
Banner giảm béo

Tại sao phải lấy cao răng? Những lưu ý cần biết khi lấy cao răng

Cập nhật ngày: 20/02/2020

Cao răng hay còn gọi là vôi răng, là một chất cặn bao gồm các chất muối vô cơ canxi carbonat, phosphate kết hợp với các mảnh vụn thức ăn và chất khoáng trong môi trường miệng hình thành nên các vi khuẩn, có thể gây nên viêm lợi hoặc chảy máu chân răng. Nếu không được lấy cao răng thường xuyên, cao răng sẽ chuyển sang dạng huyết thanh, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến vùng miệng.

Sự hình thành của cao răng như thế nào?

Sau khi ăn, sẽ có một màng mỏng thức ăn bám ở trên răng, nếu không được vệ sinh sạch sẽ (đánh răng, dùng chỉ nha khoa, hay nước súc miệng) thì sẽ thu hút vi khuẩn kéo tới. Các lớp vi khuẩn kéo tới dần dần hình thành nên các mảng bám có dạng cứng. Mảng bám này còn có tên gọi khác là cao răng hay vôi răng. Theo một nghiên cứu cho rằng, có đến hơn 70% mảng bám chứa vi khuẩn. Trong 1mg vôi răng, có chứa đến hàng tỷ vi khuẩn gây hại cho răng.

Lớp cao răng cứng, được bám chắc vào chân răng mà chúng ta không thể vệ sinh bằng các phương pháp thông thường mà cần nhờ đến sự can thiệp của bác sĩ.

lấy cao răng

Lớp cao răng được tích tụ ở chân răng, là nơi trú ngụ của vi khuẩn

Tại sao phải lấy cao răng?

Cao răng là nơi chứa rất nhiều vi khuẩn có hại. Nếu không lấy cao răng thường xuyên sẽ dẫn đến các tình trang như: viêm tủy, viêm chân răng, viêm lợi hay các bệnh nha chu. Dấu hiệu ban đầu của những bệnh này thường là: chảy máu chân răng, miệng có mùi hôi khó chịu. Ngoài ra, trong lớp cao răng còn có một số vi khuẩn có khả năng dẫn đến việc mạc miệng (hay còn gọi là nở miệng), các bệnh về tai, mũi, họng như: viêm họng, viêm amidan. Vì thế, bạn phải lấy cao răng để tránh các tình trạng bệnh lý răng miệng sau:

– Răng bị ố vàng, hôi miệng: Nếu không lấy cao răng, vi khuẩn sẽ được tích tụ, tạo thành lớp mảng bám trên bề mặt răng, khiến răng bị ố vàng. Sự phát triển của vi khuẩn cũng làm cho hơi thở có mùi.

– Viêm nướu, viêm nha chu: Vi khuẩn được tích tụ lâu ngày, độc tố của vi khuẩn sẽ gây ra các bệnh viêm, nhiễm.

– Tiêu răng: Khi vi khuẩn phát triển trong cao răng là tác nhân gây ra phản ứng viêm. Phản ứng viêm gây ra hiện tượng tiêu xương khiến cho lợi bị mất chỗ bám.

– Răng bị lung lay hoặc mất răng: Khi tiêu xương răng càng nhiều, phần chân răng bị lộ ra càng nhiều, không được lớp lợi bên ngoài bảo vệ, sẽ dẫn đến tình trang ê buốt, khó chịu, dần dần sẽ khiến răng bị yếu đi, lung lay, hoặc bị mất răng vĩnh viễn.

lấy cao răng

Lấy cao răng giúp răng trắng sáng hơn trông thấy

Lấy cao răng có làm mòn men răng và chân răng không?

Khi lấy cao răng khách hàng thường thấy khoang miệng dường như nhẹ nhàng hơn bởi loại bỏ được lớp cặn cứng. Nhiều người cho rằng, lớp cặn cứng đó chính là phần chân răng và men răng bị mòn đi. Đấy là quan niệm hoàn toàn sai lầm. Phần cứng được lấy ra chỉ là phần vôi răng, nơi trú ngụ của các loại vi khuẩn tích tụ lại. Việc lấy cao răng giúp bạn loại bỏ lớp mảng bám, tuyệt đối không gây ảnh hưởng đến chân răng và men răng của bạn.

Vì thế, bạn đừng lo lắng về việc làm mòn men răng và chân răng. Để bảo vệ răng miệng, bạn nên đi lấy cao răng định kỳ 3-6 tháng/lần để loại bỏ các vi khuẩn.

Làm sao để hạn chế sự phát triển của cao răng?

Theo chỉ định, bạn nên lấy cao răng từ 3-6 tháng/lần, nhưng trên thực tế, bạn có thể kéo dài thời gian, hạn chế sự phát triển của cao răng bằng các cách sau:

– Chải răng thường xuyên 2 lần/ngày bằng loại bàn chải lông mềm.

– Sử dụng chỉ nha khoa sau khi dùng bữa.

– Hạn chế đồ ăn có màu, thực phẩm cay, nóng.

– Súc miệng bằng nước muối loãng để hạn chế phát triển của vi khuẩn.

lấy cao răng

Nên lấy cao răng định kỳ 3-6 tháng/lần

răng thưa, răng thưa nói láo, răng thưa thừa của Xem thêm: Loại bỏ ngay thói quen xấu dưới đây nếu không muốn mất răngrăng thưa, răng thưa nói láo, răng thưa thừa của

Lấy cao răng có đau không?

Một số người lấy cao răng bị ê buốt hay chảy máu nhiều là do bác sĩ thực hiện chưa được khéo léo, dụng cụ lấy cao răng còn chưa hiện đại.Trên thực tế, quá trình lấy cao răng vô cùng nhanh chóng và nhẹ nhàng. Bạn nên đến các địa chỉ nha khoa uy tín để được bác sỹ có tay nghề cao trực tiếp lấy cao răng cho bạn.

lấy cao răng

Lấy cao răng bằng máy siêu âm giúp nướu chắc khỏe

Hiện tại, nha khoa Quốc tế Nevada đang áp dụng công nghệ lấy cao răng thế hệ mới băng máy siêu âm thế hệ mới không gây ê buốt, không hại cho nướu, vô trùng tuyệt đối giúp cho quá trình lấy cao răng nhẹ nhàng hơn bao giờ hết. Để biết thêm về dịch vụ lấy cao răng về máy siêu âm này xin liên hệ trực tiếp với chúng tôi theo số điện thoại 1800.2045 để được tư vấn.

  CƠ HỘI CHĂM SÓC SỨC KHỎE RĂNG MIỆNG “HỜI” NHẤT 2019  

LẤY CAO RĂNG GIÁ 0 ĐỒNG

COMBO MIỄN PHÍ TRẢI NGHIỆM:

???? Lấy cao răng bằng máy siêu âm hiện đại

???? Đánh bóng mặt răng thẩm mỹ

???? Massage nướu răng và toàn bộ thân răng

CAM KẾT HIỆU QUẢ:

???? Làm sạch hoàn toàn cao răng trên thân răng và dưới nướu

???? Bề mặt răng trơn láng, kéo dài tối đa thời gian tái bám của cao răng

???? Không đau, không chảy máu, không biến chứng về sau

 – DUY NHẤT 20 SUẤT TRONG NGÀY HÔM NAY – 

MIỄN PHÍ 100% – KHÔNG PHÁT SINH CHI PHÍ PHỤ

XIN LƯU Ý: CHỈ CÒN 8 SUẤT, HẾT ƯU ĐÃI LẬP TỨC VỀ GIÁ GỐC!!!

 

Thời gian đăng kí chỉ còn

Ngày

00

Giờ

08

Phút

39

Giây

33

 

 



BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Có bầu lấy cao răng được không? – Những lưu ý để có một hàm răng khỏe mạnh suốt thai kỳ
Câu hỏi: Chào bác sĩ, em bầu được hơn 4 tháng và trong thời gian ...
Lấy cao răng có đau không? Câu trả lời từ chuyên gia
Lấy cao răng là phương pháp chăm sóc răng miệng phổ biến tại phòng khám ...
Có nên lấy cao răng định kỳ không?
Có rất nhiều ý kiến trái chiều về việc có nên lấy cao răng định ...
Cạo vôi răng là gì? Cạo vôi răng có ảnh hưởng gì không?
Cạo vôi răng là phương pháp chăm sóc răng miệng phổ biến tại phòng khám ...
Nằm mơ thấy lấy cao răng là điềm lành hay xấu? Hoá giải giấc mơ thấy cao răng như thế nào?
Bạn vừa nằm mơ thấy lấy cao răng [1] và tò mò không biết đây ...
Chữa răng ê buốt sau khi lấy cao răng | Mách bạn típ nhỏ khi lấy cao răng
Cách giảm ê buốt răng sau khi lấy cao răng như thế nào? Lấy cao ...
KIẾN THỨC NHA KHOA
Bệnh béo phì và sức khoẻ răng miệng có liên quan tới nhau như thế nào?

Bệnh béo phì và sức khoẻ răng miệng có hay không 1 mối quan hệ mật thiết?! Béo phì đang […]

Những vết mốc đen có thể đem lại 1 đại dịch sâu răng kinh hoàng

Đừng coi thường những vết mốc đen, chúng có thể đem lại cho bạn ám ảnh kinh hoàng hơn cả […]

[FUNFACTS] Top 5 sự thật thú vị về ngành nha khoa

Những sự thật này sẽ khiến bạn phải ngạc nhiên đấy! [FUNFACTS] Top 5 sự thật thú vị về ngành […]

Răng sứ có tự bao giờ? Câu chuyện về quá trình phát triển của răng bọc sứ!

Đã có bao giờ bạn tự hỏi, răng sứ có tự bao giờ? Câu trả lời chắc chắn sẽ khiến […]

Những bước chuyển mình thế kỷ của ngành Nha khoa P.3 (Phần cuối)

Tiếp nối 2 phần trước, bài viết này sẽ cung cấp cho các bạn những bước chuyển mình cuối cùng […]

Những bước chuyển mình thế kỷ của ngành Nha khoa P.2

Nối tiếp phần 1 về những mốc chuyển mình mang tính lịch sử của ngành Nha khoa, hãy cùng khám […]



Giấy phép hoạt động số 00799/HCM-GPHĐ - Chứng chỉ hành nghề số 002254/HCM-CCHN

(*) Kết quả tùy thuộc cơ địa của mỗi người

X
Chat với chuyên gia