Đăng ký Tư vấn miễn phí
TẤT TẦN TẬT VỀ CHUYỆN NIỀNG RĂNG 🦷🦷
Câu hỏi muốn hỏi? Xin trả lời ngay! Tất tần tật về chuyện niềng răng!
Niềng răng tuy là 1 khái niệm quen thuộc với hầu hết các bạn trẻ nhưng để hiểu đúng, hiểu rõ về phương pháp làm đẹp nha khoa này thì chưa phải ai cũng biết. Bài biết này sẽ tổng hợp những vấn đề quen thuộc, hay được hỏi nhất về chuyện niềng răng. Hãy cùng xem lời giải đáp chính xác nhất nhé!
Tất tần tật về chuyện niềng răng
Niềng răng tốn bao nhiêu tiền?
Chi phí niềng răng phụ thuộc vào loại hình niềng mà bạn lựa chọn
Mỗi phương pháp niềng răng có những ưu điểm khác nhau và mức chi phí cũng khác nhau. Chi phí niềng răng giá bao nhiêu tiền sẽ tương ứng với kết quả mà bạn đạt được sau khi niềng răng. Hiện chi phí niềng răng rẻ nhất là niềng răng mắc cài inox với mức từ 20-26 triệu đồng. Ngoài ra còn có các loại mắc cài inox tự đóng, sứ trắng tự đóng, niềng răng trong suốt, cái nào càng khiến bạn nhìn đẹp lúc niềng răng thì cái đó càng đắt.
Niềng răng có giới hạn tuổi?
Niềng răng hoàn toàn không giới hạn độ tuổi nhưng khuyến khích niềng ở tuổi từ 8-16 tuổi
Ngày nay, việc niềng răng không còn là “độc quyền” của trẻ em và những người trẻ tuổi nữa. Bạn có thể niềng răng bất cứ độ tuổi nào, chỉ cần bạn tuân thủ đúng phác đồ điều trị và các hướng dẫn chăm sóc, chắc chắn bạn sẽ có được hàm răng khỏe đẹp toàn diện, đúng như ước mơ thuở nhỏ của mình.
Mất răng có ảnh hưởng đến việc niềng răng?
Cái này còn tuỳ xem trường hợp niềng răng của bạn có cần nhổ răng hay không
Điều này còn tùy thuộc vào vị trí mất răng của bạn. Trong vài trường hợp, mất răng có thể dẫn đến việc tăng thời gian chỉnh nha (nhưng không đáng kể) hoặc bạn phải nhổ thêm răng để cân chỉnh số lượng răng cần làm thẳng. Tuy nhiên, những trường hợp này không nhiều.
Niềng răng có đau không?
Chỉ hơi ê ẩm 1 chút trong thời gian đầu thôi, bạn đừng lo nhé!
Thời gian đầu tiên mới gắn mắc cài lên răng, bạn sẽ có cảm giác hơi khó chịu một chút. Sự kích ứng này xảy ra là do việc mắc cài niềng trên răng tạo ra lực điều chỉnh răng. Khoảng 1 – 2 tuần sau, bạn sẽ không phải chịu cảm giác này nữa. Mô nướu và răng đã kịp thời thích ứng với tốc độ dịch chuyển từ mắc cài. Cảm giác này sẽ giảm dần và quen dần theo thời gian, cho đến lúc bạn chứng kiến được sự thay đổi tích cực của răng như răng đều đẹp hơn, ăn nhai tốt hơn… Lúc này, mọi thứ khác đều không còn là trở ngại.
Ăn uống trong khi niềng răng?
Bạn nên ăn đồ được cắt nhỏ, nghiền nhuyễn và ít acid nhé!
So với việc có thể ăn uống tự do nhiều đồ ăn cứng và dai như trước đây, khi niềng răng bạn phải chấp nhận từ bỏ thói quen này của mình. Bạn nên cắt giảm đồ ngọt, các loại thực phẩm có đường và tinh bột vì chúng dễ sinh ra acid gây sâu răng cũng như phát triển các bệnh về lợi. Ngoài ra, hãy hạn chế ăn các loại thực phẩm quá cứng, dai vì chúng cũng có thể làm đứt dây cung niềng răng hoặc ảnh hưởng đến lực kéo của dây niềng.
Vệ sinh và chăm sóc răng niềng như thế nào?
Sử dụng khí cụ riêng biệt kết hợp nước súc miệng và chỉ nha khoa là sự lựa chọn tốt nhất
Khi niềng răng, dĩ nhiên việc vệ sinh răng miệng cần được quan tâm kĩ hơn, vì thức ăn rất dễ bám vào mắc cài, dây cung, lâu ngày hình thành mảng bám, cao răng gây hôi miệng, sâu răng cũng như các bệnh về nướu. Do đó, hãy tuân thủ lịch chải răng ít nhất 2 lần/ngày với bản chải thường kết hợp bàn chải kẽ, dùng chỉ nha khoa thay cho tăm xỉa, đồng thời dùng nước súc miệng thường xuyên.
Niềng răng có gây vô sinh không?
Dĩ nhiên là không rồi!
Câu trả lời dĩ nhiên là không rồi nhé! Vô sinh do hormone sinh dục bị suy yếu, kém chất lượng, hoàn toàn không liên quan đến sức khoẻ răng miệng nha. Đây là 1 lời đồn thổi vô căn cứ nhằm gây hoang mang dư luận mà thôi, bạn không nên quan tâm.
Bệnh béo phì và sức khoẻ răng miệng có hay không 1 mối quan hệ mật thiết?! Béo phì đang […]
Đừng coi thường những vết mốc đen, chúng có thể đem lại cho bạn ám ảnh kinh hoàng hơn cả […]
Những sự thật này sẽ khiến bạn phải ngạc nhiên đấy! [FUNFACTS] Top 5 sự thật thú vị về ngành […]
Đã có bao giờ bạn tự hỏi, răng sứ có tự bao giờ? Câu trả lời chắc chắn sẽ khiến […]
Tiếp nối 2 phần trước, bài viết này sẽ cung cấp cho các bạn những bước chuyển mình cuối cùng […]
Nối tiếp phần 1 về những mốc chuyển mình mang tính lịch sử của ngành Nha khoa, hãy cùng khám […]