Đăng ký Tư vấn miễn phí
Răng cấm bị bể – Nguyên nhân và cách khắc phục hiệu quả nhất
Răng cấm bị bể là tình trạng thường gặp, do nhiều nguyên nhân gây ra và ảnh hưởng không nhỏ đến việc ăn nhai cũng như giao tiếp hàng ngày của người bệnh. Vậy nguyên nhân khiến răng cấm bị hư là gì, ảnh hưởng cụ thể của nó ra sao và cách khắc phục nào là tối ưu nhất? Hãy cùng bài viết dưới đây tìm hiểu về những vấn đề này.
Răng cấm bị bể do nguyên nhân gì và khắc phục ra sao?
5 Nguyên nhân răng cấm bị bể thường gặp nhất
Răng cấm hay răng số 6 giữ vai trò ăn nhai đặc biệt quan trọng trên khuôn hàm. Theo quan niệm từ xưa đến nay, chữ “cấm” trong tên gọi của nó mang hàm ý cấm tác động, cấm làm tổn thương và cấm nhổ bỏ. Tuy nhiên, không phải ai cũng có thể bảo vệ toàn diện nhất cho răng cấm và đôi khi nó vẫn bị tổn thương. Thông thường, có 5 nguyên nhân khiến răng cấm bị bể thường gặp nhất dưới đây:
Do va đập
Chúng ta thường xuyên gặp tình trạng răng cửa hoặc răng nanh bị bể vì những răng này nằm phía ngoài và thân răng khá mỏng. Răng cấm nằm phía trong và dày gấp đôi so với nhóm răng phía ngoài làm nhiều người lầm tưởng rằng nó sẽ không bao giờ bị bể – tuy nhiên vẫn có những trường hợp ngoại lệ, khi chịu lực va đập quá lớn ở ngay tại khu vực răng cấm thì chúng cũng bị bể hoặc lung lay như bình thường.
Do sâu răng
Sâu răng là một trong những nguyên nhân chính khiến răng cấm bị vỡ bể
Sâu răng trong khoang miệng không ngại tấn công bất cứ vị trí nào, không ngoại trừ răng cấm. Vi khuẩn sâu răng một khi đã xuất hiện sẽ phát triển với tốc độ chóng mặt trong thời gian ngắn và phá hủy thân răng, làm cho răng bị bể 1 phần hoặc toàn bộ. Răng cấm nằm phía trong khuôn hàm, bề mặt nhấp nhô khó vệ sinh sạch sẽ nên cũng nằm trong nhóm răng có nguy cơ cao bị sâu răng.
Do răng bị chết tủy
Tủy răng được coi là trái tim của răng, chứa nhiều dây thần kinh và đóng vai trò như cầu nối chất dinh dưỡng nuôi răng khỏe mạnh. Một khi tủy răng chết đi đồng nghĩa với chiếc răng đó cũng chết theo – biểu hiện của nó là ngả màu xám đen, rất yếu và có thể bể hoặc gãy khi bạn chỉ tác động rất nhẹ.
Do lạm dụng răng cấm
Đây là tình trạng rất phổ biến mà nhiều người mắc phải sai lầm này. Răng cấm chỉ có duy nhất công dụng để nghiền thức ăn từ mềm đến cứng chắc ở mức độ vừa phải, tuy nhiên nhiều người lại sử dụng chúng sai mục đích. Dễ dàng nhìn thấy các hình ảnh dùng răng cấm mở chai bia, chai nước ngọt, xé vải, cắn đá lạnh… và tất cả những việc này đều có thể lấy đi 1 phần chiếc răng cấm tưởng chừng rất cứng chắc của bạn.
Bạn có đang quá làm dụng vị trí răng cấm của mình cho những việc như trên?
Do cơ thể bị thiếu chất
Canxi là chất không chỉ tốt cho hệ xương mà nó còn là chất cần thiết để bổ sung nuôi dưỡng giúp men răng luôn cứng chắc, khỏe mạnh. Nếu bạn đang thiếu hụt canxi ở mức trầm trọng, không chỉ răng cấm mà toàn bộ hàm răng của bạn sẽ phải chịu ảnh hưởng rất lớn. Răng dễ bị bể khi ăn nhai và ngay cả khi không tác động gì, răng cũng có thể tự gãy vỡ. Việc này khá hiếm nhưng không phải là không xảy ra nên hãy đảm bảo cân bằng chất dinh dưỡng trong thực đơn hàng ngày nhé!
Cách khắc phục răng cấm bị bể hiệu quả nhất
Hiện nay, việc khắc phục răng cấm bị bể không quá phức tạp, bác sĩ chỉ cần xác định rõ nguyên nhân bể răng và mức độ bể cụ thể sẽ đưa ra được phương án điều trị tối ưu nhất. Tại Nha khoa Quốc tế Nevada, hướng điều trị cụ thể như sau:
Trường hợp răng bể một miếng nhỏ hoặc rất nhỏ
Bác sĩ thực hiện trám răng để lấp đầy khoang trống trên thân răng bằng vật liệu trám răng thông dụng như Amalgam, kim loại quý hoặc composite. Việc này vừa nhằm khôi phục hình thể răng, vừa là cách bảo vệ thân răng khỏi sự xâm nhập của vi khuẩn trong khoang miệng, tuy nhiên miếng trám răng thường không được bền chắc nên bọc răng sứ hiện đang là phương án tối ưu nhất được chuyên gia nha khoa khuyên dùng.
Bọc răng sứ là giải pháp khắc phục răng bị mẻ hiệu quả nhất
Với bọc răng sứ, các bác sĩ sẽ thực hiện mài nhỏ đi một phần thân răng cấm, đảm bảo tỉ lệ phù hợp nhất, sau đó thiết kế mão răng sứ phù hợp để chụp bên ngoài, bảo vệ toàn diện răng cấm đã bị vỡ. Phương pháp này thẩm mỹ, bền chắc và cảm biến thức ăn tốt gấp nhiều lần so với trám răng.
Bọc răng cấm hay có người gọi là trồng răng cấm bằng sứ hết bao nhiêu? – Việc này phụ thuộc vào loại răng bạn lựa chọn vì mỗi loại răng lại có một đặc điểm, thế mạnh và giá cả cũng vì đó mà chênh lệch. Mức giá thông thường sẽ dao động từ khoảng 3.000.000 – 10.000.000/răng. Có nhiều loại cao cấp hơn nữa với mức giá vào khoảng 20.000.000 – 23.000.000 vnđ/răng.
Đặc biệt ngay trong thời điểm này, bọc răng sứ cho răng cấm bị hư tại Nha khoa Quốc tế Nevada đang có chương trình khuyến mại – OFF TỪ 10 – 50% GIÁ TRỊ DỊCH VỤ – CHỈ TỪ 1.500.000 VNĐ/RĂNG SỨ – MỨC GIÁ DỊCH VỤ RẺ CHƯA TỪNG CÓ TỪ TRƯỚC ĐẾN NAY!
Trường hợp răng bị bể lớn hoặc bể toàn thân răng
Bảo tồn răng là nguyên tắc cơ bản nhưng khi không thể bảo tồn răng được nữa, bác sĩ buộc phải nhổ bỏ răng. Việc này được thực hiện khi răng bị bể quá lớn, phạm vào tủy răng hoặc răng bị bể toàn bộ thân răng, chỉ còn lại chân răng bên dưới. Vì là chiếc răng rất quan trọng trên khuôn hàm nên sau khi nhổ bỏ, bạn bắt buộc cần phải trồng lại răng mới.
Có rất nhiều người thắc mắc rằng, nhổ răng cấm không trồng lại có sao không? Điều này được các chuyên gia nha khoa cảnh báo từ rất sớm! – Việc nhổ răng cấm không trồng lại không chỉ ảnh hưởng đến ăn nhai mà về lâu dài còn gây ra tiêu xương hàm cực nghiêm trọng, làm lệch toàn bộ khuôn hàm và khuôn mặt của bạn.
Răng cấm nếu nhổ bỏ không trồng lại sẽ khiến xương hàm bị tiêu biến và khuôn hàm bị xô lệch nghiêm trọng
Trồng răng bằng công nghệ cấy ghép implant đang được Nha khoa Quốc tế Nevada ứng dụng cho hàng nghìn khách hàng trong việc phục hình răng mất và đều thu được những phản hồi tích cực. Răng cấm được phục hình và đảm bảo ăn nhai bình thường trong thời gian ngắn, duy trì lâu dài, thậm chí là trọn đời trên khuôn hàm.
Nếu chiếc răng cấm bị bể của bạn đang khiến bạn gặp rắc rối và cần sự tư vấn cụ thể của bác sĩ nha khoa về phương án khắc phục, đừng ngần ngại liên hệ với chúng tôi theo 2 cách:
+ Để lại thông tin theo form đăng ký bên dưới
+ Gọi đến hotline 1800.2045
Bệnh béo phì và sức khoẻ răng miệng có hay không 1 mối quan hệ mật thiết?! Béo phì đang […]
Đừng coi thường những vết mốc đen, chúng có thể đem lại cho bạn ám ảnh kinh hoàng hơn cả […]
Những sự thật này sẽ khiến bạn phải ngạc nhiên đấy! [FUNFACTS] Top 5 sự thật thú vị về ngành […]
Đã có bao giờ bạn tự hỏi, răng sứ có tự bao giờ? Câu trả lời chắc chắn sẽ khiến […]
Tiếp nối 2 phần trước, bài viết này sẽ cung cấp cho các bạn những bước chuyển mình cuối cùng […]
Nối tiếp phần 1 về những mốc chuyển mình mang tính lịch sử của ngành Nha khoa, hãy cùng khám […]