Quá trình lành vết thương sau khi nhổ răng khôn. Mẹo phục hồi nhanh vết thương
Banner giảm béo

Quá trình lành vết thương sau khi nhổ răng khôn. Mẹo phục hồi nhanh vết thương

Cập nhật ngày: 13/06/2022

Bạn mới nhổ răng khôn xong và muốn tìm hiểu về quá trình lành vết thương sau khi nhổ răng khôn. Vậy thì đừng bỏ lỡ bài viết dưới đây.

Với những trường hợp răng khôn mọc không đúng vị trí gây ra đau nhức, ảnh hưởng đến cuộc sống,… thường sẽ được bác sĩ chỉ định nhổ bỏ để tránh những biến chứng nguy hiểm. Nhổ răng khôn là một tiểu phẫu nhỏ và có để lại vết thương sau khi nhổ răng. Vậy quá trình lành vết thương sau khi nhổ răng khôn diễn ra như thế nào. Bí quyết nào giúp vết thương nhanh chóng lành hơn. Tất cả sẽ được bật mí qua bài viết sau.

quá trình lành sau nhổ răng, quá trình lành vết nhổ răng, quá trình lành thương sau nhổ răng khôn, quá trình lành vết thương sau khi nhổ răng khôn, Quá trình lành thương sau nhổ răng

Quá trình lành vết thương sau khi nhổ răng khôn

Quá trình lành vết thương sau khi nhổ răng khôn

Nhổ răng khôn được coi là một tiểu phẫu nhỏ vì vậy, sau khi nhổ răng thường để lại vết thương cần có quá trình lành thương và phục hồi. Quá trình này diễn ra như thế nào?

  • Quá trình lành sau nhổ răng

Sau khi nhổ răng ở những vị trí thông thường,răng thường để lại những vết thương nhỏ không nhất thiết phải khâu nướu. Quá trình phục hồi vết thương thường diễn ra như sau:

+ Sau 24 giờ đầu: Trong thời gian này, các cục máu đông bắt đầu hình thành. Tại một số vùng huyệt ổ răng có thể xuất hiện màng máu trắng để bảo vệ vết thương.

+ Sai 1 – 2 tuần đầu: Thời điểm này, mô hình lợi sẽ được lành vết thương. Theo nghiên cứu, tốc độ lành thương thường là 1mm/ tuần. Đối với những răng cửa hoặc răng nanh nhỏ, 2 tuần đầu gần như huyệt ổ răng đã lành hơn rất nhiều. Còn đối với răng hàm cần có thời gian lâu hơn

+ Sau 3 – 4 tuần: Các mô mềm gần như đã được phục hồi hoàn chỉnh hẳn.

Quá trình trên, sẽ có chút thay đổi nhỏ không đáng kể tùy thuộc vào từng cơ địa khác nhau.

quá trình lành sau nhổ răng, quá trình lành vết nhổ răng, quá trình lành thương sau nhổ răng khôn, quá trình lành vết thương sau khi nhổ răng khôn, Quá trình lành thương sau nhổ răng

Quá trình phục hồi lợi sau khi nhổ răng

  • Quá trình lành thương sau nhổ răng khôn

Răng khôn thường có kích thước lớn hơn, răng nhiều chân và nằm sâu dưới nướu hơn. Vì vậy, nhổ răng khôn thường phức tạp vết thương cũng sâu và to hơn. Do đó, quá trình phục hồi vết thương răng khôn cũng khác so với quá trình phục hồi vết thương so với những răng thông thường.

Quá trình lành thương sau khi nhổ răng khôn thường diễn ra như sau:

+ Hình thành máu đông:  Qua trình này thường diễn ra trong 24 giờ đầu sau khi nhổ răng khôn. Khi máu đã được cầm các cục máu đông sẽ được hình thành lấp kín ổ răng, bảo vệ vết thương.

+ Viêm nhiễm: Vài giờ sau đó, quá trình viêm nhiễm nhẹ có thể xuất hiện do các bạch cầu xuyên mạch đến thực bào và vi khuẩn sót lại trong ổ răng.

+ Hình thành sợi: Các sợi liên kết sẽ xuất hiện và nguyên bào sợi có chứa bên trong các cục màu đông mới hình thành sẽ được thay thế cho hồng cầu. Trong thời gian tiếp theo, các mao mạch cũng bắt đầu tăng sinh lên ở bên trong ổ răng

+ Biểu mô hóa: Các tế bào mô mềm cũng tăng sinh một cách nhanh chóng di chuyển từ trên bề mặt xuống phần ổ răng. Các niêm mạc này sẽ hình thành và di chuyển cho đến khi các ổ răng được bao phủ hết.

+ Tái cấu trúc xương: Trong các tuần đầu, đáy ổ răng bắt đầu xuất hiện các tế bào tạo xương và hình thành bè xương. Tùy vào cơ địa mỗi người mà quá trình hình thành xương lấp đầy lỗ hở sẽ diễn ra ở mức độ khác nhau. Thời gian hình thành và hồi phục sẽ giao động từ 4 đến 6 tháng.

quá trình lành sau nhổ răng, quá trình lành vết nhổ răng, quá trình lành thương sau nhổ răng khôn, quá trình lành vết thương sau khi nhổ răng khôn, Quá trình lành thương sau nhổ răng

Lợi phục hồi sau khi nhổ răng khôn

Tóm lại, sau khi nhổ răng khôn, sau khoảng 1 tuần răng đã bắt đầu hồi phục trên bề mặt. Nhưng quá trình hình thành tạo xương và hồi phục bên dưới thường diễn biến khoảng 4 – 6 tháng cho đến khi hốc xương nhổ răng được đầy lại. Vì vậy, dù bề mặt bên trên nhìn mắt thường thấy hoàn thiện nhưng bạn vẫn nên lưu ý tránh tác động mạnh, ăn những đồ ăn mềm lỏng dẽ nhai để tránh ảnh hưởng đến quá trình lành thương bên dưới.

Mẹo phục hồi nhanh vết thương sau khi nhổ răng khôn nhanh chóng

Vết thương nhanh lành hay không còn phụ thuộc vào cách chăm sóc sau khi nhổ răng. Nằm lòng những mẹo sau đây giúp vết thương nhanh chóng được phục hồi:

+ Sau khi nhổ răng xong nên ăn đồ ăn mềm, lỏng và súc miệng nhiều lần với nước ấm. Thời gian này không nên súc miệng với nước muối hoặc chất tẩy rửa mạnh làm vết thương lâu lành.

+ Sau 1 ngày có thể chải răng, chỉ nên chải nhẹ nhàng với bàn chải lông mềm. Mẹo nhỏ là nên chải răng với kem đánh răng của trẻ nhỏ, với hàm lượng chất làm trắng và sát khuẩn vừa phải.

+ Nên ăn nhiều rau củ quả, nước ép, sinh tố giàu vitamin C để tăng cường đề kháng răng miệng.

+ Nếu đau nên chườm nóng hoặc chườm lành để giảm đau.

+ Dành nhiều thời gian thư giãn và nghỉ ngơi để cơ thể nhanh chóng phục hồi.

+ Hạn chế ăn đồ cay nóng, đồ ngọt, đồ bám dính cao, đồ có cồn,… không tốt cho răng miệng làm quá trình lành thương diễn ra lâu hơn.

+ Uống nhiều nước để tránh khô miệng sẽ giúp vết thương hồi phục nhanh hơn.

quá trình lành sau nhổ răng, quá trình lành vết nhổ răng, quá trình lành thương sau nhổ răng khôn, quá trình lành vết thương sau khi nhổ răng khôn, Quá trình lành thương sau nhổ răng

Dành thời gian thư giãn sau khi nhổ răng

Đọc ngay: Cách vệ sinh sau khi nhổ răng khôn

Những thắc mắc thường gặp sau khi nhổ răng

Giải đáp một số thắc mắc thường gặp sau khi nhổ răng khôn

  • Các triệu chứng sau khi nhổ răng

Một số triệu chứng thường gặp và cách khắc phục sau khi nhổ răng:

+ Chảy máu: Đây là tình trạng rất khó tránh khỏi. Bạn có thể cầm máu bằng cách cắn chặt bông và thay bông mới nếu thấy cần thiết.

+ Sưng, đau nhức: Đây là vấn đề phổ biến. Bạn có thể giảm đau bằng cách: Chườm nóng, chườm lạnh, vệ sinh sạch sẽ, uống thuốc giảm đau kháng viêm,…

+ Mệt mỏi, sốt: Hãy dành nhiều thời gian nghỉ ngơi, bồi bổ dưỡng chất (lưu ý nên ăn đồ ăn mềm, lỏng, đủ dinh dưỡng) và uống thuốc hạ sốt.

+ Viêm nhiễm: Thời điểm răng đau nên việc vệ sinh gặp nhiều hạn chế, răng miệng rất dễ bị vi khuẩn tấn công gây ra viêm nhiễm. Hãy vệ sinh sạch sẽ và đúng cách.

  • Dấu hiệu nhiễm trùng sau khi nhổ răng khôn

Những dấu hiệu nhiễm trùng sau khi nhổ răng khôn bạn cần hết sức chú ý:

+ Máu không cầm được sau 6 – 8 tiếng nhổ răng.

+ Nướu bị sưng đỏ, đau nhức dù dã uống thuốc giảm đau nhưng không thuyên giảm

+ Sốt cao, mệt mỏi

+ Xuất hiện mủ trong hốc răng.

  • Hình ảnh sau khi nhổ răng khôn

Một số hình ảnh về răng khôn

quá trình lành sau nhổ răng, quá trình lành vết nhổ răng, quá trình lành thương sau nhổ răng khôn, quá trình lành vết thương sau khi nhổ răng khôn, Quá trình lành thương sau nhổ răng

Hình ảnh răng khôn

quá trình lành sau nhổ răng, quá trình lành vết nhổ răng, quá trình lành thương sau nhổ răng khôn, quá trình lành vết thương sau khi nhổ răng khôn, Quá trình lành thương sau nhổ răng

Nướu sau khi nhổ răng khôn

quá trình lành sau nhổ răng, quá trình lành vết nhổ răng, quá trình lành thương sau nhổ răng khôn, quá trình lành vết thương sau khi nhổ răng khôn, Quá trình lành thương sau nhổ răng

Vết khâu nướu sau khi nhổ răng

  • Vết khâu sau khi nhổ răng khôn có phải cắt chỉ không?

Sau khi nhổ răng khôn, tùy thuộc vào tình trạng vết thương sẽ phải tiến hành khâu lợi. Vết khâu này thường sẽ được khâu bằng chỉ tự tiêu, bạn không cần đến nha khoa cắt chỉ. Một số cơ sở nha khoa sẽ khâu cho bạn vết thường bằng chỉ thông thường. Với loại chỉ này bạn sẽ phải thêm một lần nữa đến nha khoa để tái khám và cắt chỉ. Thời gian cắt chỉ thường sau khoảng từ 5 – 7 ngày. Chỉ nha khoa thường nhỏ và mảnh, vì vậy khi cắt chỉ bạn không cần quá lo lắng vì chúng không gây ra đau đớn.

  • Màng trắng sau khi nhổ răng có nguy hiểm không?

Sau khi nhổ răng khoảng từ 2 – 3 ngày trên lợi có thể xuất hiện màng trắng khiến nhiều người lo lắng. Thực chất màng trắng này chính là lớp dược hình thành từ các tổ chức mạch máu liên kết với nhau và bảo vẹ vế thương ngăn sự tấn công của vi khuẩn. Sau khoảng 1 – 2 tuần, vết thương sẽ lên da non, tái tạo xương hàm mới màng trắng này sẽ biến mất.

  • Nên tập há miệng sau khi nhổ răng khôn mấy ngày

Sau khi nhổ răng khôn rất dễ gặp phải tính trạng bị hạn chế há miệng. Vì vậy, bạn nên tạp há miệng sau khi nhổ răng khôn. Thời điểm thích hợp để bắt đầu tập há miệng là sau khoảng 2 – 3 ngày. Khi đã giảm bớt sưng đau, bạn nên tập há miệng nhỏ rồi tăng mức độ lên. Mỗi lần tập khoảng 2- 3 phút và có thể tập nhiều lần trong ngày.

Đọc ngay: Tập há miệng sau khi nhổ răng khôn

  • Xuất hiện lỗ hổng sau khi nhổ răng có sao không?

Trong một số trường hợp nhổ răng bác sĩ sẽ không khâu vết thương lại hoặc khâu không cẩn thận và khiến xuất hiện lỗ hổng sau khi nhổ răng. Lỗ hổng này sẽ khiến thức ăn dễ bị giắt vào và gây ra đau hoặc viêm. Nếu vệ sinh sạch sẽ, lỗ hổng này sẽ có thể liền lại sau 2 – 3 tuần và mất khoảng 3 tháng để lỗ hổng được lấp đầy. Tuy nhiên, nếu lỗ hổng quá to khiến thức ăn dễ bị tích tụ lại gây viêm hoặc lỗ hổng lâu lành bạn nên liên hệ với bác sĩ để tránh gây ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng.

Trên đây là quá trình lành vết thương sau khi nhổ răng khôn và những mẹo giúp vết thương nhanh chóng được phục hồi hơn. Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp bạn có một hàm răng khỏe mạnh và nhanh chóng phục hồi sức khỏe răng miệng sau khi nhổ răng khôn. Mọi thông tin cần giải đáp vui lòng liên hệ Nha khoa Quốc tế Nevada theo số hotline 1800. 2045.



BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Chi phí nhổ răng khôn giá bao nhiêu tiền | Cập nhật bảng giá nhổ răng khôn 2023
Tìm hiểu chi phí nhổ răng khôn giá bao nhiêu tiền [1] hiện nay? Nếu ...
Mọc răng khôn sớm có tốt không? Lưu ý khi răng khôn mọc lệch
Thông thường, độ tuổi mọc răng khôn sẽ rơi vào từ 18-25 tuổi. Do đó, ...
Nhổ răng khôn hàm trên có phải khâu không? Không khâu thì sao?
Nhiều người thắc mắc về vấn đề nhổ răng khôn hàm trên có phải khâu ...
Răng khôn mọc lệch để lâu có sao không? Cảnh báo tác hại nghiêm trọng khi răng khôn mọc lệch
Răng khôn mọc lệch để lâu có sao không [1] khi nó không gây ra ...
Răng khôn tiếng Anh là gì? Một số từ vựng nha khoa nên biết
Thăm khám nha khoa mà thiếu kiến thức về tiếng Anh thì kì lắm nhé, ...
Có nên nhổ răng khôn mọc ngầm không? Trường hợp nào cần phải nhổ răng khôn?
Răng khôn mọc ngầm là nỗi ám ảnh của không ít người nhưng liệu có ...
KIẾN THỨC NHA KHOA
Bệnh béo phì và sức khoẻ răng miệng có liên quan tới nhau như thế nào?

Bệnh béo phì và sức khoẻ răng miệng có hay không 1 mối quan hệ mật thiết?! Béo phì đang […]

Những vết mốc đen có thể đem lại 1 đại dịch sâu răng kinh hoàng

Đừng coi thường những vết mốc đen, chúng có thể đem lại cho bạn ám ảnh kinh hoàng hơn cả […]

[FUNFACTS] Top 5 sự thật thú vị về ngành nha khoa

Những sự thật này sẽ khiến bạn phải ngạc nhiên đấy! [FUNFACTS] Top 5 sự thật thú vị về ngành […]

Răng sứ có tự bao giờ? Câu chuyện về quá trình phát triển của răng bọc sứ!

Đã có bao giờ bạn tự hỏi, răng sứ có tự bao giờ? Câu trả lời chắc chắn sẽ khiến […]

Những bước chuyển mình thế kỷ của ngành Nha khoa P.3 (Phần cuối)

Tiếp nối 2 phần trước, bài viết này sẽ cung cấp cho các bạn những bước chuyển mình cuối cùng […]

Những bước chuyển mình thế kỷ của ngành Nha khoa P.2

Nối tiếp phần 1 về những mốc chuyển mình mang tính lịch sử của ngành Nha khoa, hãy cùng khám […]



Giấy phép hoạt động số 00799/HCM-GPHĐ - Chứng chỉ hành nghề số 002254/HCM-CCHN

(*) Kết quả tùy thuộc cơ địa của mỗi người

X
Chat với chuyên gia