Bệnh ăn mòn chân răng và cách điều trị bệnh ăn mòn chân răng ở trẻ em
Banner giảm béo

Bệnh ăn mòn chân răng và cách điều trị bệnh ăn mòn chân răng ở trẻ em

Cập nhật ngày: 10/06/2022

Trẻ bị ăn mòn chân răng khiến bạn lo lắng. Vậy cách điều trị bệnh ăn mòn chân răng ở trẻ em như thế nào?

Sự phát triển và các bệnh lý trên răng trẻ không chỉ ảnh hưởng đến nụ cười và sức khỏe răng miệng của trẻ hiện tại mà còn ảnh hưởng rất nhiều đến răng miệng và cuộc sống sau này. Vì vậy, cha mẹ không nên chủ quan trước những tình trạng về răng miệng của bé. Mòn chân răng ở trẻ em là bệnh lý răng miệng xuất hiện ở rất nhiều trẻ nhỏ hiện nay. Tình trạng này có nguy hiểm không và cách điều trị bệnh ăn mòn chân răng ở trẻ em như thế nào? Nha khoa Quốc tế Nevada sẽ làm rõ vấn đề này.

Bệnh ăn mòn chân răng ở trẻ nhỏ

Bệnh ăn mòn chân răng và cách điều trị bệnh ăn mòn chân răng ở trẻ em

Tìm hiểu về bệnh ăn mòn chân răng ở trẻ em

  • Răng bị ăn mòn chân răng có nguy hiểm không? 

Tình trạng ăn mòn chân răng ở trẻ nhỏ là tình trạng răng đang bị ăn mòn, lớp men răng đang ngày một mỏng đi và có nguy cơ bị sâu răng. Khi răng sữa của trẻ bị ăn mòn khiến răng trẻ bị đau buốt, khó có thể ăn uống bình thường nhất là những đồ ăn giàu canxi, nóng, lạnh, cứng,… Điều này ảnh hưởng đến chế độ dinh dưỡng của trẻ, khiến trẻ chậm phát triển hơn. Răng sữa bị ăn mòn, không chỉ ảnh hưởng tới một mình chiếc răng đó, mà còn ảnh hưởng tới cả các phần nướu và răng xung quanh, thậm chỉ còn lây lan sang cả hàm. Tình trạng này nếu không có giải pháp kịp thời có thể tác động đến tủy răng, gây áp se răng rất nguy hiểm. Ngoài ra, răng trẻ bị ăn mòn có thể khiến răng sữa của trẻ bị rụng. Mặc dù răng sữa khi bị rụng vẫn có khả năng mọc răng vĩnh viễn mới. Tuy nhiên, khi răng sữa bị ăn mòn và rụng có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của răng vĩnh viễn mọc sau này và dẫn đến những bệnh lý răng miệng không mong muốn.

Bệnh ăn mòn chân răng ở trẻ nhỏ (1)

Bị ăn mòn chân răng có thể dẫn tới áp se răng

Đọc ngay: Răng trẻ bị vàng phải làm sao?

  • Nguyên nhân răng bị ăn mòn chân răng của trẻ

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến răng sữa bị ăn mòn, một số nguyên nhân điển hình phải kể đến như:

+ Vệ sinh răng không sạch sẽ: Có thể là không vệ sinh răng cho trẻ hoặc vệ sinh không sạch, vệ sinh sai cách. Khi răng không sạch, vi khuẩn trong miệng sẽ phát triển tấn công men răng khiến răng trẻ bị ăn mòn.

+ Ăn quá nhiều đồ ăn có hàm lượng axit cao: Trẻ thường có sở thích ăn đồ có chứa hàm lượng axit cao như: Coca, nước hoa quả, kẹo hoa quả,… Axit là một trong những chất hàng dầu ăn mòn men răng rất nhanh chóng.

+ Ăn nhiều đường, tinh bột: Trẻ em thường có thói quen ăn những đồ ngọt và người lớn thường hay cho trẻ ăn những món ăn có hàm lượng tinh bột cao. Nếu bổ sung nhiều nhưng không vệ sinh răng thật sạch luôn ngay sau khi ăn sẽ tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn phát triển gây ra nhiều bệnh lý về răng.

+ Thiếu fluor và canxi: Khi thiếu fluor và canxi, men răng ngày một yếu đi cộng với những tác động từ việc vệ sinh răng không sạch khả năng răng bị ăn mòn, răng sâu rất cao.

+ Do di truyền: Nếu gia đình có người bị răng ố vàng, men răng yếu thì tỉ lệ trẻ răng bị ăn mòn dẫn đến mòn chân răng xảy ra cũng rất cao.

Trẻ ăn nhiều đồ ngọt và vệ sinh răng không sạch có thể dẫn tới bị ăn mòn chân răng

Đọc ngay: Răng trẻ ngày càng xấu đi vì sự vô ý, tùy tiện này của cha mẹ

  • Răng bị ăn mòn chân răng dấu hiệu của bệnh thế nào?

Cần để ý đến trẻ và chú ý một số dấu hiệu nhận biết khi trẻ bị ăn mòn chân răng sau để có giải pháp khắc phục kịp thời tránh những hậu quả không mong muốn.

+ Trẻ thường xuyên bị đau răng, răng nhạy cảm ê buốt khi ăn đồ ăn quá nóng, lạnh,…

+ Hơi thở có mùi hôi.

+ Sưng nướu hoặc hay bị chảy máu chân răng.

+ Có đường vạch màu trắng nhạt và mờ xuất hiện ở phần răng gần với nướu.

cách điều trị bệnh ăn mòn chân răng ở trẻ em

Chảy máu chân răng là một trong những biểu hiện của răng bị ăn mòn

Phòng ngừa răng bị ăn mòn chân răng bé

Phòng bệnh hơn chữa bệnh, sau đây là một số cách phòng tránh tình trạng răng bị ăn mòn ở trẻ nhỏ

  • Phòng ngừa răng bị ăn mòn chân răng bé 1 tuổi

Ở độ tuổi này, trẻ chủ yếu chỉ ăn những món ăn mềm và uống sữa. Lưu ý một số điều sau phòng tránh ăn mòn chân răng và các bệnh lý răng miệng cho trẻ:

+ Không cho trẻ bú bình vào ban đêm, không cho trẻ ăn lúc trẻ đang ngủ.

+ Tháo núm vú ra khỏi miệng trẻ khi trẻ đã ngủ và đảm bảo núm vú luôn sạch sẽ.

+ Dạy trẻ cách uống bằng cốc từ gia đoạn 6 tháng tuổi.

+ Vệ sinh răng nướu cho trẻ sạch sẽ ngay sau khi ăn và uống sữa.

cách điều trị bệnh ăn mòn chân răng ở trẻ em (1)

Vệ sinh răng cho trẻ sạch sẽ sau khi ăn uống

Đọc ngay: Trẻ em nên đánh răng lúc mấy tuổi?

  • Phòng ngừa răng bị ăn mòn chân răng bé 2 tuổi trở lên

Giai đoạn này trẻ đã ăn được nhiều đồ ăn đa dạng hơn, cách phòng tránh cho trẻ cũng cần khắt khe hơn. Bao gồm tất cả những lưu ý đối với trẻ dưới 1 tuổi và chú trọng hơn một số điều sau:

+ Hạn chế cho trẻ ăn đồ ngọt, nước uống có ga,…

+ Uống sữa có hàm lượng chất béo giảm dần xuống.

+ Làm sạch răng cho bé và hướng dẫn trẻ cách tự chăm sóc răng miệng.

+ Trẻ từ 2 tuổi trở lên, nên cho trẻ vệ sinh răng bằng kem đánh răng trẻ em có chứa fluor.

+ Nên cho trẻ đên nha sĩ kiểm tra răng miệng 6 tháng/ lần.

cách điều trị bệnh ăn mòn chân răng ở trẻ em (2)

Hướng dẫn trẻ cách tự vệ sinh răng miệng

Cách chữa ăn mòn chân răng ở trẻ nhỏ

Phụ huynh cần lưu ý quan sát sự phát triển răng miệng của trẻ. Nếu thấy trẻ có dấu hiệu về răng miệng bất thường nên đưa trẻ đi khám và có giải pháp khắc phục, điều trị càng sớm càng tốt.

Trường hợp răng trẻ bị ăn mòn ở mức độ nhẹ, cha mẹ nên vệ sinh răng miệng sạch sẽ cho trẻ, bổ sung canxi, fluor để răng trẻ chắc khỏe hơn. Một số trường hợp trẻ mới bị ở những giai đoạn đầu, bác sĩ thường sẽ cho trẻ bổ sung các dưỡng chất còn thiếu và kê thuốc bôi vào chân răng để kháng khuẩn, ngăn chặn vi khuẩn xâm nhập tránh sâu răng hoặc diễn biến trở nên nặng hơn.

cách điều trị bệnh ăn mòn chân răng ở trẻ em

Đưa trẻ đến nha khoa thăm khám để điều trị các vấn đề răng miệng kịp thời

Đối với những trường hợp nặng hơn, nha sĩ sẽ tái khoáng mô răng bị mòn cho trẻ hoặc trám lại phần răng bị mòn. Những phương pháp này tương đối nhẹ nhàng, không gây đau đớn nhiều, thời gian thực hiện và phục hồi cũng khá nhanh. Thực hiện xong trẻ có thể mau chóng ăn uống và sinh hoạt bình thường. Phụ huynh không cần quá lo lắng.

Một số câu hỏi liên quan đến răng bị ăn mòn chân răng em bé

Giải đáp từ chuyên gia về một số câu hỏi liên quan đến răng bị ăn mòn chân răng em bé:

  • Thuốc trị ăn mòn chân răng ở trẻ nhỏ nên tham khảo

Phụ thuộc vào tình trạng trẻ bị ăn mòn chân răng nặng hay nhẹ sẽ có phương pháp điều trị phù hợp. Một số thuốc nên tham khảo khi điều trị răng trẻ bị ăn mòn như: Bổ sung canxi, fluor, bạc diamin florua (SDF),… Tuy nhiên với tình trạng này của trẻ nên cho trẻ đi khám tránh tự ý sử dụng thuốc điều trị.

  • Thuốc chữa sún răng cho trẻ

khi trẻ bị sún răng, trước tiên cần xem xét tình trạng của trẻ. Nếu trẻ bị sún nhẹ có thể dùng một số cách điều trị tại nhà như: Súc miệng nước muối, bổ sung canxi, dùng kem đánh răng chứa fluor, các thuốc có chứa thành phần kháng viêm, kháng khuẩn,… Tuy nhiên, cách tốt nhất là nên đưa trẻ đến cơ sở nha khoa uy tín để được bác sĩ thăm khám, điều trị và kê đơn thuốc phù hợp với tình trạng và độ tuổi.

cách điều trị bệnh ăn mòn chân răng ở trẻ em (3)

Tập cho trẻ thói quen đánh răng và súc miệng với nước muối giúp răng chắc khỏe

  • Bé 18 tháng bị mòn chân răng phải làm sao?

Tùy vào tình trạng răng trẻ bị mòn nhiều hay ít sẽ có giải pháp khắc phục kịp thời. Tốt nhất, cha mẹ nên vệ sinh răng sạch sẽ, hạn chế những thực phẩm có hại cho răng và nên đưa trẻ đi khám để được bác sĩ điều trị và kê đơn thuốc.

  • Răng bé bị vàng mòn phải làm sao?

Đây là tình trạng xuất hiện ở nhiều trẻ ngày nay xuất phát từ nhiều nguyên nhân. Trước tiên, phải xem xét lại chế đọ ăn uống và chăm sóc răng của trẻ và khắc phục những điểm đã sai. Sau đó, nên đưa trẻ đi khám để được bác sĩ lên phác đồ điều trị phù hợp tránh tự ý sử dụng thuốc tại nhà.

  • Răng sữa của bé bị mủn phải làm sao?

Tình trạng này nếu không điều trị kịp thời sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến răng vĩnh viễn sau này. Những trường hợp răng bị mủn ít, nên ưu tiên các phương pháp bảo vệ răng sữa của trẻ. Không nên tự ý nhổ răng sữa của trẻ khi răng chưa lung lay. Nếu răng bị mủn nhiều, hãy đưa trẻ đến nha sĩ để thăm khám cụ thể.

Phải đọc: Nguyên nhân khiến răng trẻ bị mủn

  • Chân răng bị đứt ngang khắc phục như thế nào?

Nguyên nhân khiến chân răng bị đứt ngang có thể xuất phát từ: Tổn thương do va đập, ăn đồ quá cứng, thiếu chất,… Khắc phục răng bị đứt ngang có thể tham khảo một số giải pháp như: Bọc răng sứ, trám răng, hoặc nhổ răng,…

  • Trám mòn cổ chân răng áp dụng cho những trường hợp nào?

Những trường hợp sau nên thực hiện phương pháp trám mòn cổ chân răng: Răng bị nứt hở cổ răng, chân răng bị mòn khiến răng nhạy cảm, men răng yếu, răng bị sâu cổ chân răng,… Những trường hợp này tùy vào tình trạng của răng, bác sĩ sẽ cân nhắc thực hiện trám mòn cổ răng.

Trên đây là những thông tin và cách điều trị bệnh ăn mòn chân răng ở trẻ em. Hy vọng những thông tin này sẽ giúp phụ huynh có thêm thông tin để chăm sóc và bảo vệ cho trẻ hàm răng chắc, khỏe. Mọi ý kiến thắc mắc cũng như cần tư vấn, vui lòng liên hệ Nha khoa Quốc tế Nevada hotline 1800.2045.

 



BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Chuyên gia nha khoa giải đáp thắc mắc bệnh viêm nha chu có lây không?
Bệnh viêm nha chu có lây không [1]? Bạn đã thực sự hiểu rõ về ...
Mỏi hàm đau đầu – Nguy cơ mất răng tiềm ẩn
Mỏi hàm đau đầu là một triệu chứng dễ gặp ở bất cứ ai, và ...
Bệnh răng miệng ở người cao tuổi và cách chăm sóc răng miệng cho người cao tuổi
Tìm hiểu bệnh răng miệng ở người cao tuổi [1], giải pháp khắc phục an ...
Hiện tượng lão hoá răng miệng | Nguyên nhân và hướng xử lý như thế nào?
Tìm hiểu về tình trạng lão hoá răng miệng [1] qua bài viết sau đây. Khi ...
Từ cuộc thí nghiệm của một bà mẹ đến những câu chuyện có thật về “hội chứng răng coca”
Trải qua hơn chục thập kỷ, Coca cola hiện vẫn giữ vị trí Top 10 ...
Răng trẻ bị vàng phải làm sao? Đâu là giải pháp hữu hiệu nhất?
Không cần phải lo lắng răng trẻ bị vàng phải làm sao? [1] Đâu là ...
KIẾN THỨC NHA KHOA
Bệnh béo phì và sức khoẻ răng miệng có liên quan tới nhau như thế nào?

Bệnh béo phì và sức khoẻ răng miệng có hay không 1 mối quan hệ mật thiết?! Béo phì đang […]

Những vết mốc đen có thể đem lại 1 đại dịch sâu răng kinh hoàng

Đừng coi thường những vết mốc đen, chúng có thể đem lại cho bạn ám ảnh kinh hoàng hơn cả […]

[FUNFACTS] Top 5 sự thật thú vị về ngành nha khoa

Những sự thật này sẽ khiến bạn phải ngạc nhiên đấy! [FUNFACTS] Top 5 sự thật thú vị về ngành […]

Răng sứ có tự bao giờ? Câu chuyện về quá trình phát triển của răng bọc sứ!

Đã có bao giờ bạn tự hỏi, răng sứ có tự bao giờ? Câu trả lời chắc chắn sẽ khiến […]

Những bước chuyển mình thế kỷ của ngành Nha khoa P.3 (Phần cuối)

Tiếp nối 2 phần trước, bài viết này sẽ cung cấp cho các bạn những bước chuyển mình cuối cùng […]

Những bước chuyển mình thế kỷ của ngành Nha khoa P.2

Nối tiếp phần 1 về những mốc chuyển mình mang tính lịch sử của ngành Nha khoa, hãy cùng khám […]



Giấy phép hoạt động số 00799/HCM-GPHĐ - Chứng chỉ hành nghề số 002254/HCM-CCHN

(*) Kết quả tùy thuộc cơ địa của mỗi người

X
Chat với chuyên gia