Bị ê buốt răng không nên ăn gì và cách giảm ê buốt răng hiệu quả
Banner giảm béo

Bị ê buốt răng không nên ăn gì và cách giảm ê buốt răng hiệu quả

Cập nhật ngày: 08/05/2022

Bị ê buốt răng không nên ăn gì? Tránh xa các loại thực phẩm dưới đây nếu không muốn tình trạng ê buốt trầm trọng hơn!

Bạn có đang gặp phải những cơn đau buốt vì răng nhạy cảm và phải hạn chế những món ăn yêu thích chỉ vì sợ ê buốt răng? Vậy nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là gì? Bị ê buốt răng không nên ăn gì và làm cách nào để giảm ê buốt răng hiệu quả ngay tại nhà? Tất cả sẽ được bật mí ngay trong bài viết dưới đây.

Bị ê buốt răng không nên ăn gì?

Trước khi tìm hiểu bị ê buốt răng không nên ăn gì, dưới đây là giải đáp của chuyên gia về tình trạng ê buốt răng cũng như những nguyên nhân dẫn đến hiện tượng răng bị ê buốt.

  • Ê buốt răng là gì?

Theo thống kê của Khoa Răng Hàm Mặt- Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh năm 2014, có đến  55,41% tỉ lệ dân số thế giới gặp phải tình trạng răng bị ê buốt. Răng ê buốt nhạy cảm hay còn được gọi là triệu chứng quá cảm ngà. Khi ăn đồ nóng, lạnh, ngọt hoặc chua,… nếu xuất hiện cảm giác ê buốt răng chứng tỏ răng bạn thuộc nhóm răng nhạy cảm.

Bị ê buốt răng không nên ăn gì

Cấu trúc răng

  • Nguyên nhân dẫn đến răng ê buốt

Tình trạng răng ê buốt xuất phát từ nhiều nguyên nhân như:

+ Răng bị tổn thương cấu trúc: Những trường hợp răng sứt mẻ, mòn men răng, hở cổ răng,…dẫn đến lộ ngà răng. Khi ngà răng bị lộ, răng bị kích thích bởi sự thay đổi về môi trường, nhiệt độ,…khiến răng bị ê buốt.

+ Tụt nướu: Khi lớp nướu bao bọc chân răng bị tụt làm hở ra lớp ngà răng. Ngà tiếp xúc với môi trường bên ngoài, axit có chứa trong nước bọt hay trong thức ăn khiến chân răng bị mòn. Men răng bị ăn mòn kích thích hệ thống dây thần kinh bên trong khiến răng nhạy cảm.

răng bị ê buốt không nên ăn gì

Tụt nướu dẫn đến răng nhạy cảm

+ Chế độ ăn chứa nhiều axit: Axit gây xói mòn men răng và phân hủy bề mặt răng dẫn tới lộ ngà răng khiến răng đau buốt.

+ Răng bị vỡ nứt: Trường hợp răng bị vỡ, tổn thương, khi nhai các dây thần kinh sẽ bị kích thích. Ngoài ra, các vết nứt vỡ khiến vi khuẩn xâm nhập gây buốt khi ăn uống. 

Răng bị sâu: Răng bị sâu tạo nên các lỗ trên răng. Khi lỗ răng sâu vào tủy làm lộ các đầu mút dây thần kinh trong tủy răng dẫn đến răng ê buốt

+ Chăm sóc răng miệng không đúng cách: Chọn bàn chải quá cứng, kem đánh răng có độ ăn mòn, chải răng quá sơ sài hay quá kỹ đều là nguyên nhân khiến răng bị ê buốt.

+ Thói quen nghiến răng: Dù men răng là lớp mô cứng, tuy nhiên vẫn có thể bị ăn mòn vì những thói quen xấu ví dụ như nghiến răng. Hãy hạn chế hành đông này để tránh răng bị ê buốt.

Đọc ngay: Đi tìm cách xử lý viêm lợi hiệu quả nhất

  • Ê buốt răng lâu ngày ảnh hưởng như thế nào?

Tùy thuộc vào độ nhạy cảm của răng sẽ đem lại những ảnh hưởng đến đời sống khác nhau. Răng ê buốt không chỉ đơn thuần đem lại cho bạn cảm giác khó chịu, bứt rứt,… khi sinh hoạt. Tình trạng này, nếu không có giải pháp khắc phục kịp thời có thể dẫn đến nguy cơ bị viêm lợi, viêm chân răng, thậm chí dẫn đến viêm tủy răng. Đối với người răng sâu bị ê buốt, có thể dẫn tới rụng răng, tiêu xương hàm,… Nếu có thói quen nghiến răng khi đi ngủ, thì tình trạng răng ê buốt này sẽ ảnh hưởng nhiều đến giấc ngủ dẫn đến tình trạng suy nhược cơ thể. Do đó, cải thiện tình trạng răng ê buốt nhạy cảm là việc hết sức cần thiết.

Bị ê buốt răng không nên an gì

Răng ê buốt ảnh hưởng đến sinh hoạt

  • Bị ê buốt răng không nên ăn gì?

Khi răng xuất hiện tình trạng ê buốt, chúng ta nên đến bệnh viện để thăm khám và điều trị. Ngoài ra, nên điều chỉnh chế độ ăn uống vì một số loại thực phẩm có thể khiến tình trạng răng nhạy cảm ê buốt trở nên tồi tệ hơn. Vậy bị ê buốt răng không nên ăn gì? Chúng ta nên tránh những thực phẩm sau:

+ Thức ăn quá nóng hoặc quá lạnh

Một số món ăn quá nóng có thể khiến răng bạn bị ê buốt như: Soup, canh nóng, trà,… Hay tương tự với một số món lạnh: kem, nước đá,… cũng vậy. Nếu do thói quen, không thể bỏ được những món ăn yêu thích này, có thể giảm thiểu những thức ăn này tiếp xúc với răng bằng cách sử dụng thìa hoặc ống hút.

+ Những thực phẩm có chứa hàm lượng axit cao.

Một số thực phẩm có chứa nhiều axit như:chanh, nước chanh, dưa chua,… có thể ăn mòn men răng. Khi men răng bị ăn mòn, khiến tình trạng răng ê buốt càng trở nên trầm trọng hơn. Nếu không muốn răng nhạy cảm ngày một trở nên trầm trọng, hãy hạn chế những nhóm thực phẩm nhiều axit này.

răng bị ê buốt không nên ăn gì

Một số thực phẩm có hại cho răng

+ Đồ ăn quá cứng

Răng có thể bị tổn thương, rạn nứt hoặc vỡ nếu bị tác động quá mạnh hoặc ăn những thực phẩm cứng, dẻo, dai cần nhiều lực để nhai. Khi răng bị nứt vỡ, tổn thương khiến các đầu mút dây thần kinh bên trong bị kích thích, khiến răng càng trở nên nhạy cảm hơn. Hãy tránh xa những đồ ăn cứng để bảo vệ hàm răng nhạy cảm.

+ Nước có ga

Nước uống có ga là thức uống yêu thích của rất nhiều người. Tuy nhiên, trong nước ngọt có ga có chứa rất nhiều đường và axit. Không chỉ không tốt cho sức khỏe mà chúng còn ảnh hưởng rất lớn đến các dây thần kinh của răng. Với những người có sở thích uống nước ngọt có ga cần cân nhắc điều này.

+ Đồ ăn có tính bám dính cao

Những thực phẩm có tính bám dính cao như: kẹo dẻo, đồ nếp,… Những thực phẩm này dễ dính vào răng và khó vệ sinh hơn so với những thực phẩm khác. Những thực phẩm như vậy có thể kích thích những dây thần kinh của răng và ảnh hưởng đến men răng. Điều này ảnh hưởng không tốt cho răng nhạy cảm.

Đọc ngay: Chế độ dinh dưỡng cho người viêm lợi

Bị ê buốt răng nên làm gì?

Bên cạnh một số món ăn cần tránh, răng ê buốt cần lưu ý nên làm một số việc sau:

+ Lựa chọn bàn chải phù hợp và chải răng đúng cách: Nên lựa chọn bàn chải mềm và chải răng 2 lần/ ngày. Chải răng tối đa 3 phút theo chiều dọc của răng để ngăn ngừa vi khuẩn bám vào kẽ răng.

+ Sử dụng kem đánh răng giảm ê buốt có chứa thành phần không gây kích ứng. Việc này giúp ngăn truyền cảm giác từ bề mặt của răng đến các dây thần kinh giúp giảm ê buốt.

+ Dùng nước súc miệng chứa nhiều chất khoáng: Nước súc miệng có chứa nhiều chất khoáng sẽ cung cấp nhiều khoáng chất cho ngà răng giúp răng khỏe hơn.

bị ê buốt răng không nên ăn gì

Chăm sóc răng đúng cách giảm ê buốt

+ Tăng cường món ăn mềm, chứa nhiều vitamin: Thực phẩm mềm, dễ nhai và có chứa nhiều vitamin, canxi sẽ giúp răng chắc và khỏe hơn.

+ Nhai kẹo cao su: Nhai kẹo cao su giúp miệng chúng ta tiết nhiều nước bọt hơn. Điều này sẽ hỗ trợ loại bỏ axit trong miệng sau khi ăn uống. Tuy nhiên, nên ăn kẹo cao su không đường để ngăn ngừa sâu răng.

+ Sửa thói quen nghiến răng: Nghiến răng nhiều sẽ khiến các răng cọ xát mạnh vào nhau. Việc cọ xát này sẽ khiến men răng bị tổn thương gây ê buốt răng

+ Nếu áp dụng những cách trên mà không cải thiện, khách hàng có thể tham khảo giải pháp trám răng hoặc cấy ghép lợi và đến phòng khám răng thực hiện.

Phòng ngừa ê buốt răng như thế nào?

+ Vệ sinh răng miệng 2 lần mỗi ngày sau khi ăn để giảm thiếu tác hại từ axit

+ Dùng chỉ nha khoa vệ sinh sạch răng sau khi ăn

+ Dùng ống hút khi ăn uống để giảm thiểu sự tiếp xúc của axit với răng

+ Uống sữa để trung hòa độ pH trong miệng sau khi ăn uống đồ có chứa nhiều axit

+ Dùng máng bảo vệ răng vào ban đêm nếu bạn có thói quen nghiến răng khi ngủ

bị ê buốt răng không nên ăn gì

Dùng chỉ nha khoa vệ sinh răng

Giải đáp một số câu hỏi khiến răng ê buốt

  • Ăn chua bị ê buốt răng phải làm sao?

Nếu ăn đồ chua xong và xuất hiện cảm giác e buốt răng. Bạn có thể uống một cốc nước ấm. Nước ấm có thể làm giảm bớt cơn đau tạm thời.

  • Ăn ngọt bị ê buốt răng phải làm sao?

Khi ăn đồ ngọt và xuất hiện hiện tượng răng ê buốt, trước hết phải xác định nguyên nhân. Nếu ăn đồ ngọt bị ê buốt răng nguyên nhân do viêm lợi; bạn nên đi lấy vôi răng hoặc sử dụng thuốc. Nếu nguyên nhân xuất phát từ sâu răng; trường hợp này tốt nhất bạn nên trám răng hoặc bọc răng sứ.

  • Bị ê buốt răng nên ăn gì?

Khi răng ê buốt nhạy cảm nên ưu tiên những thực phẩm có chứa nhiều canxi. Canxi giúp răng chắc khỏe và ngăn ngừa những vấn đề răng miệng. Một số thực phẩm giàu canxi như: bơ, sữa, sữa chua, thực phẩm từ sữa,.. sẽ tốt cho răng hơn.

  • Ăn đồ nóng bị ê răng

Khi ăn đồ nóng bị ê răng, đó là biểu hiện của răng bị yếu và nguyên nhân chủ yếu do chăm sóc răng miệng sai cách. Với tình trạng này, nên hạn chế ăn những thực phẩm cay, nóng, nhiều axit… ảnh hưởng đến men răng. Thay vào đó, nên bổ sung những thực phẩm giàu canxi, vitamin A&D… Kết hợp vệ sinh răng miệng đúng cách.

  • Ăn đồ cứng bị ê răng

Khi ăn đồ cứng bị ê buốt răng chứng tỏ răng đang yếu hoặc đang bị tổn thương. Nên hạn chế ăn đồ quá cứng tránh tác động mạnh vào răng. Tạm thời, không nên sử dụng chiếc răng đang bị ê buốt để cắn trong một thời gian. Nếu tình trạng không cải thiện, cần đến nha sĩ thăm khám.

Đau răng ê buốt là hiện tượng răng miệng phổ biến ảnh hưởng rất nhiều đến sinh hoạt. Bài viết trên giúp bạn hiểu hơn về răng nhạy cảm và bị ê buốt răng không nên ăn gì. Nếu như áp dụng những cách trên tình trạng răng ê buốt không được cải thiện; hãy liên hệ cho Nha khoa Quốc tế Nevada để được hỗ trợ tại Hotline: 1800.2045.



BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Nguyên nhân răng bọc sứ bị viêm tuỷ và cách khắc phục
Bạn lo lắng vì răng bọc sứ bị viêm tuỷ [1] và không biết phải ...
Uống kháng sinh gây vàng răng không? Xử lý răng bị nhiễm kháng sinh
Đừng bỏ qua bài viết này nếu bạn uống kháng sinh nhiều và lo lắng ...
Bà bầu bị sưng lợi chảy máu chân răng có được chủ quan hay không?
Không ít trường hợp bà bầu bị sưng lợi chảy máu chân răng nhưng không ...
Chân răng bị mục đáng sợ ra sao & phương pháp khắc phục triệt để
Bạn đang lo lắng vì chân răng bị mục [1]. Đừng bỏ qua bài viết ...
Răng trẻ bị vàng phải làm sao? Đâu là giải pháp hữu hiệu nhất?
Không cần phải lo lắng răng trẻ bị vàng phải làm sao? [1] Đâu là ...
[Fun Facts] TOP 10 ĐIỀU THÚ VỊ VỀ HÀM RĂNG
Bạn có chắc đã hiểu đầy đủ về đặc điểm và chức năng của các ...
KIẾN THỨC NHA KHOA
Bệnh béo phì và sức khoẻ răng miệng có liên quan tới nhau như thế nào?

Bệnh béo phì và sức khoẻ răng miệng có hay không 1 mối quan hệ mật thiết?! Béo phì đang […]

Những vết mốc đen có thể đem lại 1 đại dịch sâu răng kinh hoàng

Đừng coi thường những vết mốc đen, chúng có thể đem lại cho bạn ám ảnh kinh hoàng hơn cả […]

[FUNFACTS] Top 5 sự thật thú vị về ngành nha khoa

Những sự thật này sẽ khiến bạn phải ngạc nhiên đấy! [FUNFACTS] Top 5 sự thật thú vị về ngành […]

Răng sứ có tự bao giờ? Câu chuyện về quá trình phát triển của răng bọc sứ!

Đã có bao giờ bạn tự hỏi, răng sứ có tự bao giờ? Câu trả lời chắc chắn sẽ khiến […]

Những bước chuyển mình thế kỷ của ngành Nha khoa P.3 (Phần cuối)

Tiếp nối 2 phần trước, bài viết này sẽ cung cấp cho các bạn những bước chuyển mình cuối cùng […]

Những bước chuyển mình thế kỷ của ngành Nha khoa P.2

Nối tiếp phần 1 về những mốc chuyển mình mang tính lịch sử của ngành Nha khoa, hãy cùng khám […]



Giấy phép hoạt động số 00799/HCM-GPHĐ - Chứng chỉ hành nghề số 002254/HCM-CCHN

(*) Kết quả tùy thuộc cơ địa của mỗi người

X
Chat với chuyên gia