Đăng ký Tư vấn miễn phí
Cách điều trị viêm tủy răng ở trẻ em | Những điều bố mẹ cần lưu tâm để tránh biến chứng khó lường cho con
Viêm tủy răng ở trẻ em có lẽ không ít gặp. Tuy nhiên, do thiếu hiểu biết nên các bậc phụ huynh chưa lường được những mối nguy bệnh mang lại cho con của mình. Vậy, cách điều trị viêm tủy răng ở trẻ em như thế nào? Bài viết dưới đây sẽ cho bạn thêm thông tin để chữa bệnh và phòng bệnh cho bé.
Cách điều trị viêm tủy răng ở trẻ em
Cách điều trị viêm tủy răng ở trẻ em
Cách điều trị viêm tủy răng ở trẻ em hay người lớn cũng đều quan trọng. Răng trẻ con là răng sữa nên đôi khi người lớn chúng ta cho rằng răng hỏng có thể thay đươc và sẽ lại mọc răng mới. Đây là một sự nhầm lẫn nghiêm trọng. Tủy răng là một bộ phận nằm trong cùng của răng, bao gồm tủy buồng và hệ thống ống tủy, có chức năng dẫn truyền thần kinh và nuôi dưỡng răng.
Bệnh viêm tủy răng ở trẻ em là gì?
Bệnh viêm tủy răng là bệnh lý xảy ra khi có phản ứng viêm của mô tủy răng sữa, làm tăng tưới máu dẫn đến tăng áp lực nội tủy chèn ép thần kinh và gây đau. Bệnh viêm tủy nếu không được chẩn đoán và điều trị sớm sẽ gây ra những biến chứng vô cùng nguy hiểm cho bé như là viêm tủy cấp, sau đó là hoại tử tủy dẫn đến viêm tủy mãn tính, thối tủy, chết tủy. Hơn nữa, nếu những hoại tử tủy không được thoát ra ngoài, có thể dẫn đến tình trạng trẻ bị viêm tổ chức liên kết, viêm xương hàm, hoặc tụ lại ở chân răng gây u hạt, nang chân răng. Biến chứng nặng nhất là trẻ mất răng, nếu trẻ bị nhổ răng sớm quá sẽ ảnh hưởng đến quá trình thay răng vĩnh viễn.
Bởi những lý do trên, người lớn, các bậc cha mẹ nên quan tâm, và tìm cách điều trị viêm tủy răng ở trẻ em để tránh những hiểm họa khôn lường đến con nhỏ.
Bệnh viêm tủy răng là gì?
Nguyên nhân gây ra viêm tủy răng ở trẻ em
+ Bố mẹ nên tìm hiểu những nguyên nhân gây ra viêm tủy răng ở trẻ để biết cách phòng và chữa bệnh cho các bé.Trẻ thường bị viêm tủy do sâu răng không được điều trị sớm, khiến cho tình trạng sâu răng càng trầm trọng hơn. Lúc đó sẽ biến chứng sang viêm tủy răng, vi khuẩn sâu răng sẽ tấn công vào tủy đi qua ống ngà được gọi là sâu ngà hoặc đi qua lỗ chân răng được gọi là bệnh nha chu.
+ Nguyên nhân thứ 2 dẫn đến bệnh viêm tủy răng ở trẻ em là do chấn thương: nghĩa là trẻ bị thương gây tổn hại đến răng như gãy răng, vỡ răng hoặc chảy máu chân răng.
Nguyên nhân dẫn đến bệnh viêm tủy răng
Cách điều trị viêm tủy răng ở trẻ em
Có rất nhiều cách điều trị viêm tủy cho trẻ em. Tuy nhiên, bạn nên kiểm tra tình trạng răng của trẻ, hỏi thêm trẻ về những cơn đau răng để xem mức độ đến đâu. Từ đó chọn phương phá tốt nhất tránh nguy hại được sức khỏe của con.
** Điều trị viêm tủy cho trẻ em tại nhà
++ Sử dụng lá chuối: Có thể bạn chưa biết, lá chuối có chứa chất chống viêm, giảm đau tự nhiên. Ngoài ra, lá chuối có mùi vị dễ dùng, có thể dùng cho trẻ con. Bạn dùng lá chuối, nghiền nát lấy nước bôi lên vùng răng đau của trẻ. Để 2- 3 phút cho trẻ súc miệng bằng nước sạch.
++ Sử dụng hành tây: Hành tây vốn có tính sát khuẩn khá cao, giúp trẻ giảm bớt cảm giác khó chịu. Bạn hãy cắt một lát hành tây, lấy lượng vừa đủ, đắp quanh khu vực bị đau.
Trên đây là một số cách đơn giản nhất điều trị viêm tủy răng ở trẻ em. Bạn có thể dùng tại nhà trong trường hợp trẻ bị đau răng nhẹ, chưa có dấu hiệu biến chứng nhiều. Nếu bạn thấy trẻ đau nhiều thì tốt nhất nên tìm đến nha khoa để được điều trị kịp thời.
Điều trị viêm tủy răng ở nhà
Điều trị viêm tủy cho trẻ em ở nha khoa
Tùy vào cấp độ viêm tủy mà việc chữa tủy răng sữa có các loại sau:
++ Che tủy gián tiếp và trám răng: Cách điều trị viêm tủy răng này được chỉ định cho các trường hợp lỗ sâu sát tủy. Calcium Hydroxie sẽ được đặt lên phần ngà mềm, sau đó nha sĩ đặt Eugenate trong vòng ít nhất 6 tuần. Và cuối cùng răng sữa của bé được trám lại bằng GIC.
++ Lấy tủy buồng và trám răng: Cách này được chỉ định cho những trường hợp tủy buồng bị viêm còn tủy ở phần chân răng vẫn khỏe. Bác sĩ sẽ tiến hành lấy đi phần tủy bị nhiễm trùng và bảo tồn phần tủy chân răng chưa nhiềm trùng. Sau đó họ dùng Formocresol đặt ở đầu ống tủy, trám lại bằng Eugenate và cuối cùng là trám lại bằng GIC.
++ Lấy tủy toàn phần: Cách này được chỉ định cho các trường hợp răng có triệu chứng viêm tủy mãn tính hoặc tủy răng bị hoại tử (đau răng tự phát, đau về đêm, sưng, lung lay, có mủ ở khe nướu). Toàn bộ phần tủy răng sẽ được lấy đi, sau đó trám bít các ống tủy chân răng bằng Reinfored zinc oxide và eugenol. Cuối cùng nha sĩ sẽ trám lại răng của bé bằng GIC
Với trẻ nhỏ, việc điều trị tủy răng là một vấn đề khó khăn và thử thách cho các bác sĩ, vì các bé thường sợ đau và bất hợp tác với bác sĩ. Do đó, cha mẹ nên chuẩn bị tâm lý sẵn sàng cho trẻ và chọn một trung tâm nha khoa chuyên điều trị về răng trẻ em với đội ngũ bác sĩ và phụ tá tại ân cần, có kinh nghiệm về làm răng cho trẻ, sẽ giúp con bạn nhanh chóng sẵn sàng tâm lý để bác sĩ điều trị răng cho trẻ.
.Điều trị viêm tủy răng ở nha khoa
Cách phòng ngừa viêm tủy răng cho trẻ
♥ Bố mẹ phải giữ vệ sinh răng miệng tốt cho trẻ sau các bữa ăn và chăm sóc răng miệng cho trẻ đúng cách.
♥ Bạn nên hạn chế cho trẻ ăn thức ăn có nhiều đường như: bánh kẹo, nước ngọt và tránh xa các loại thức ăn mềm có tính dính cao như: kẹo dẻo, nho khô, trái cây sấy… Những loại thức ăn này làm cho vi khuẩn hoạt động mạnh tiết ra nhiều acid có hại cho răng.
♥ Bạn hãy tạo cho trẻ thói quen dùng chỉ tơ nha khoa. Dùng chỉ nha khoa giúp bạn loại bỏ các vi khuẩn phát triển giữa các răng. Đánh răng không chưa đủ hiệu quả, nên dùng chỉ nha khoa hai lần một ngày.
♥ Bạn nên cho trẻ súc miệng bằng nước diệt khuẩn sau khi đánh răng một hoặc hai lần mỗi ngày để loại trừ các mảng bám trên bề mặt răng.
♥ Các bậc cha mẹ cần phát hiện sớm và điều trị sớm các răng bị sâu của trẻ, như vậy sẽ làm giảm bớt nguy cơ viêm tủy răng.
♥ Bạn nên đưa trẻ đi khám răng định kỳ mỗi 6 tháng một lần để kịp thời phát hiện những dấu hiệu bất thường ở giai đoạn sớm. Không nên chờ đến khi răng bị viêm tủy hay đau răng mới đến nha khoa.
Phòng ngừa bệnh cho trẻ
Bài viết trên đã cung cấp cho bạn cách điều trị viêm tủy răng ở trẻ em. Bạn nên tùy mức độ bênh lý của trẻ để có phương pháp tối ưu nhất. Bạn hãy liên hệ ngay Hotline: 1800.2045 hoặc vui lòng ĐỂ LẠI THÔNG TIN để được nhận tư vấn miễn phí từ chuyên gia.
Bệnh béo phì và sức khoẻ răng miệng có hay không 1 mối quan hệ mật thiết?! Béo phì đang […]
Đừng coi thường những vết mốc đen, chúng có thể đem lại cho bạn ám ảnh kinh hoàng hơn cả […]
Những sự thật này sẽ khiến bạn phải ngạc nhiên đấy! [FUNFACTS] Top 5 sự thật thú vị về ngành […]
Đã có bao giờ bạn tự hỏi, răng sứ có tự bao giờ? Câu trả lời chắc chắn sẽ khiến […]
Tiếp nối 2 phần trước, bài viết này sẽ cung cấp cho các bạn những bước chuyển mình cuối cùng […]
Nối tiếp phần 1 về những mốc chuyển mình mang tính lịch sử của ngành Nha khoa, hãy cùng khám […]