Đăng ký Tư vấn miễn phí
Mẹo vặt chữa khô miệng tại nhà | Cho thần sắc luôn tươi mới
Khô miệng, nhiệt miệng là chứng bệnh rất dễ gặp ở mỗi người, đặc biệt là vào mùa hè nắng nóng. Đại đa số khô, hôi miệng miệng đều là do cơ thể bị suy nhược, đang phải dùng thuốc điều trị hoặc là do quá nóng nực. Tuy nhiên, vẫn có 1 loại virus gây khô miệng không tiết ra nước bọt và có thế khiến môi nứt nẻ. Gây viêm họng chảy máu giống như khô miệng bình thường nhưng nặng và dai dẳng hơn thậm chí có thể gây ra viêm amidan. Rất ít người có thể xác định rõ rệt giữa 2 kiểu khô miệng này. Phải làm sao khi bị khô miệng trong cả hai trường hợp? Hãy cùng đọc kỹ bài viết dưới đây để có cho mình những mẹo vặt chữa khô miệng tại nhà hữu ích, giữ cho thần sắc răng miệng luôn tươi tắn nhé!
Bệnh khô miệng là gì? Nguyên nhân gây khô miệng?
Trước khi tìm hiểu những mẹo vặt chữa khô miệng trong khoang miệng tại nhà, bạn cũng cần phải biết rõ bệnh khô miệng là gì, nguyên nhân do đâu mà bị để có những cách điều trị hiệu quả nhất.
-
Bệnh khô miệng là gì?
Bệnh khô miệng là tình trạng miệng bị khô, khó chịu, không đủ nước bọt để làm ẩm miệng. Cảm giác rõ rệt nhất khi bị khô miệng là khát nước. Dù có uống bao nhiêu nước thì khi bị khô miệng bạn vẫn cảm thấy khó chịu, khô họng, khát nước.
Sự tiết nước bọt gặp “sự cố” chính là nguyên nhân dẫn đến khô miệng. Khi cơ thể có những thay đổi khác thường khiến cho tuyến nước bọt hoạt động kém, không thể tiết đủ lượng nước bọt cần thiết, gây khô miệng, nứt nẻ môi vô cùng khó chịu.
-
Nguyên nhân gây khô miệng
Nguyên nhân gây khô miệng thậm chí có mùi hôi có thể là do tác dụng phụ của thuốc điều trị, do tuổi tác, do cơ thể bị suy nhược, thần kinh bị thương tổn … hoặc cũng có thể là do virus hay cơ thể bị nóng gây ra.
Khô miệng do chịu tác dụng phụ của thuốc
Một số loại thuốc như thuốc giảm đau, thuốc giãn cơ hoặc kháng sinh sẽ gây khô miệng, khát nước sau khi sử dụng. Thậm chí sử dụng nước súc miệng có tính bào mòm tẩy rửa mạnh cũng có thể gây khô miệng.
Khô miệng do sự lão hóa tuổi tác
Khi đến một độ tuổi nhất định, các chức năng hoạt động trên cơ thể cũng sẽ dần lão hóa và suy giảm, tuyến nước bọt trong khoang miệng cũng không phải ngoại lệ từ đó gây khô mồm . Do đó, tuyến nước bọt của người già vì lão hóa nên cũng ít tiết nước bọt như bình thường.
Đôi khi, nguyên nhân cũng có thể do người cao tuổi sử dụng nhiều loại thuốc hơn so với người trẻ do ở lứa tuổi này thường có tình trạng đa bệnh lý.
Khô miệng do cơ thể bị suy nhược
Khi cơ thể bị suy nhược, các cơ quan chức năng cũng vì thế mà hoạt động yếu đi, tuyến nước bọt không phải ngoại lệ. Cơ thể khi mắc các bệnh tự miễn dịch hay các bệnh bị ảnh hưởng bởi đột quỵ, bệnh lý viêm nha chu… cũng khiến chức năng tiết nước bọt yếu đi, gây khô miệng kéo dài.
Khô miệng do thần kinh bị thương tổn
Bất kỳ thương tổn thần kinh ở vùng cổ hoặc đầu đều có thể gây khô miệng. Điều này cũng có thể xảy ra với chấn thương ở đầu và cổ hoặc tổn thương do phẫu thuật.
Khô miệng do bị nhiễm virus Herpes
Bệnh Herpes môi còn được gọi là mụn nước sốt (hay sốt vỉ), là những vết phồng rộp nhỏ thành từng đám trên môi và xung quanh miệng gây loét miệng. Bệnh Herpes môi gây ra do virus Herpes simplex (HSV).
Vùng da quanh chỗ phồng thường nổi đỏ, sưng lên và đau nhức. Vùng bị phỏng có thể vỡ, dịch trong chảy ra ngoài và sau đó đóng vảy sau vài ngày. Tuy nhiên, vết thương thường tự lành trong khoảng vài ngày tới 2 tuần và cũng có thể điều trị tại nhà.
Khô miệng do cơ thể bị nóng trong
Khi cơ thể bị nóng trong, mệt mỏi, rất có thể tuyết nước bọt cũng bị ảnh hưởng bởi nhiệt độ cơ thể mà giảm bớt lượng nước bọt tiết ra, hoặc tiết không kịp với nhu cầu của cơ thể.
Dù là lý do gì đi chăng nữa, khô miệng đều khiến cơ thể bị khó chịu ít nhiều. Vì vậy, để chữa dứt điểm triệu chứng khô miệng đầy khó chịu này, hãy cùng điểm qua 1 vài mẹo vặt chữa khô miệng tại nhà đơn giản, nhanh chóng đầy hiệu quả sau đây nhé.
Mẹo vặt chữa khô miệng tại nhà
Bạn có thể dẹp bỏ cơn khó chịu của mình 1 cách nhanh chóng nhờ những mẹo vặt chữa khô miệng tại nhà bằng cách ngậm hoắc súc miệng.
- Uống nhiều nước
- Vệ sinh răng miệng sạch sẽ, đầy đủ
- Uống nước ép: lô hội, trà gừng, nước chanh
- Tránh xa thực phẩm nhiều đường
Ngoài ra, bạn cũng nên đi khám nha khoa định kỳ 6 tháng/lần để kiểm tra sức khỏe răng miệng, tuyến nước bọt của mình kỹ lưỡng. Đảm bảo răng sức khỏe răng miệng cũng như tuyến nước bọt của mình luôn hoạt động tốt và khỏe mạnh.
Lưu ý:
Với trường hợp nghi bị Herpes, bạn hãy tới trung tâm nha khoa gần nhất để được thăm khám, điều trị kịp thời. Tránh ỷ lại vào các mẹo vặt chữa khô miệng tại nhà, không đi thăm khám nha khoa để bệnh biến chứng nặng hơn, nguy hiểm tới cơ thể.
Trên đây là một số thông tin về mẹo vặt chữa khô miệng tại nhà mà bạn có thể tham khảo. Nếu có vấn đề gì thắc mắc xin vui lòng để lại thông tin liên hệ dưới đây để được chuyên gia của Nha khoa Quốc tế Nevada tư vấn và hỗ trợ nhé
Bệnh béo phì và sức khoẻ răng miệng có hay không 1 mối quan hệ mật thiết?! Béo phì đang […]
Đừng coi thường những vết mốc đen, chúng có thể đem lại cho bạn ám ảnh kinh hoàng hơn cả […]
Những sự thật này sẽ khiến bạn phải ngạc nhiên đấy! [FUNFACTS] Top 5 sự thật thú vị về ngành […]
Đã có bao giờ bạn tự hỏi, răng sứ có tự bao giờ? Câu trả lời chắc chắn sẽ khiến […]
Tiếp nối 2 phần trước, bài viết này sẽ cung cấp cho các bạn những bước chuyển mình cuối cùng […]
Nối tiếp phần 1 về những mốc chuyển mình mang tính lịch sử của ngành Nha khoa, hãy cùng khám […]