Sau khi niềng răng nên làm gì để bảo vệ sức khoẻ răng miệng?
Banner giảm béo

Sau khi niềng răng nên làm gì để bảo vệ sức khoẻ răng miệng?

Cập nhật ngày: 12/05/2022

Sau khi niềng răng nên làm gì? Niềng răng chỉnh nha là 1 trong những phương pháp thẩm mỹ nha khoa hàng đầu, nhằm khắc phục những khuyết điểm của răng như hô, móm, lệch lạc, khấp khểnh… Niềng răng cũng là 1 trong những phương pháp chỉnh nha có thời gian điều trị khá lâu dài. Do đó, bạn nên nắm rõ những lưu ý cần biết trước và sau khi niềng răng xong nên làm gì để bảo vệ sức khoẻ răng miệng được tốt nhất.

Sau khi niềng răng nên làm gì để bảo vệ sức khoẻ răng miệng?

Những lưu ý cần biết trước khi niềng răng

Để sức khoẻ răng miệng được bảo vệ 1 cách tốt nhất, hãy cùng tìm hiểu kỹ về những lưu ý cần biết trước và sau khi niềng răng nên làm gì nhé! Đầu tiên, hãy cùng tìm hiểu về những điều bạn cần biết trước khi niềng răng để tâm lý được chuẩn bị sẵn sàng, không bị ngợp khi đã bước vào quy trình.

  • Lựa chọn trung tâm nha khoa uy tín

Đầu tiên, điều quan trọng nhất vẫn là lựa chọn 1 trung tâm nha khoa uy tín, chất lượng cao với đội ngũ bác sĩ được đánh giá có tay nghề cao, kinh nghiệm lâu năm trong nghề. Có như vậy, toàn bộ quá trình thăm khám, niềng răng mới có được những thông số, kết quả chính xác nhất.

Sau khi đã chọn được cho mình 1 địa chỉ nha khoa uy tín, với những công nghệ niềng hiện đại, đội ngũ bác sĩ hàng đầu, dịch vụ chăm sóc tận tâm. Cái bạn cần làm chỉ là chú ý đến kết quả thăm khám tổng quát, điều trị bệnh lý (nếu có) và tiến hành quy trình đeo niềng theo chỉ dẫn của bác sĩ là được.

1 trung tâm nha khoa uy tín, hiện đại sẽ đảm bảo chất lượng kết quả niềng hoàn mỹ

  • Chuẩn bị tâm lý sẵn sàng

Niềng răng là 1 quá trình kéo dài khá lâu, thường thì từ 24-36 tháng. Do đó, bạn cần chuẩn bị sẵn tâm lý để có thể kiên trì tới cùng, tránh việc bị khó chịu mà bỏ ngang, gây ảnh hưởng tệ đến sức khoẻ của răng. Bạn cũng cần chuẩn bị cho việc cảm thấy khó khăn khi nhai xé thức ăn, vệ sinh răng miệng thời gian đầu hay việc không được thoải mái ăn tất cả những món ăn ưa thích của bạn nữa.

Bạn sẽ phải tuân thủ theo 1 chế độ ăn vô cùng khoa học, cũng như cách đánh răng đòi hỏi sự kiên nhẫn cao. Vậy nên, hãy chuẩn bị tâm lý thật vững trước khi niềng răng nhé. Và đừng lo, việc kiên trì này sẽ đem lại cho bạn kết quả vô cùng ấn tượng khi không chỉ giúp cải thiện thẩm mỹ răng, chức năng nhai mà còn cân chỉnh khớp cắn, loại bỏ nguy cơ bệnh lý nguy hiểm do lệch khớp cắn gây ra như mất răng, tiêu xương hàm…

Chuẩn bị tâm lý sẵn sàng giúp bạn kiên trì hơn trong suốt quá trình niềng

Sau khi niềng răng nên làm gì?

Sau khi niềng răng nên làm gì để bảo vệ sức khoẻ răng miệng toàn diện nhất? Những điều này các bác sĩ cũng sẽ nhắc nhở bạn như 1 bước tiêu chuẩn của quy trình. Tuy nhiên, bạn vẫn nên tham khảo thêm những lời khuyên sau khi niềng răng cần làm gì dưới đây để tránh sai lệch trong quá trình lắng nghe, ghi nhớ dẫn đến thực hiện sai những chỉ định của bác sĩ.

  • Đánh răng đúng cách

Đánh răng đúng cách đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc bảo vệ sức khoẻ răng miệng sau khi niềng. Bởi khi bước vào quá trình niềng răng, răng sẽ luôn phải chịu một lực đẩy hoặc kéo siết răng rất lớn nhằm di chuyển về đúng vị trí tiêu chuẩn của hàm. Do đó, răng sẽ trở nên nhạy cảm hơn, dễ bị tổn thương hơn.

Chưa kể đó, đánh răng sai cách còn có thể khiến cho răng dễ bị lưu đọng mảng bám hơn bình thường, gia tăng nguy cơ viêm nhiễm nha chu. Bung niềng, bung mắc cài cũng rất dễ xảy ra nếu bạn tác động lực quá mạnh lên răng trong quá trình vệ sinh răng miệng. Cho nên, hãy lưu ý đánh răng đúng cách để bảo vệ sức khoẻ răng miệng toàn diện nhất. Đừng quên súc miệng và dùng chỉ nha khoa kèm theo để làm sạch những kẽ răng, khu vực bị khung niềng che mất, làm vướng thao tác chải răng.

Học cách vệ sinh răng miệng đúng cách để bảo vệ sức khoẻ răng miệng toàn diện

  • Thực hiện chế độ ăn uống khoa học

Một chế độ ăn uống khoa học sẽ tác động rất nhiều đến kết quả niềng răng. Nếu bạn ăn uống sai cách, thường xuyên sử dụng các đồ ăn quá nóng, quá lạnh, quá dẻo, quá dai, quá cứng… hay đồ có nhiều chất phẩm màu, tạo ngọt, quá nhiều acid hoặc có gas, chất kích thích… Thì chất lượng niềng răng cũng sẽ bị biến đổi, thậm chí chất liệu khuôn niềng cũng có thể bị ảnh hưởng, gây ra những phản ứng hoặc tác động có hại cho răng.

Những đồ ăn mềm, dạng lỏng sẽ rất tốt cho răng cũng như hệ tiêu hoá trong thời gian đeo niềng

Sau khi niềng răng, bạn nên ăn những món ăn có dạng lỏng, mềm, dễ nhai nuốt, đồ ăn được cắt nhỏ hoặc nghiền nhuyễn. Điều này không chỉ bảo đảm chất lượng niềng răng, mà còn giúp bảo vệ hệ tiêu hoá toàn diện. Nói như vậy là bởi niềng răng sẽ khiến bạn vướng víu, khó chịu dẫn đến nghiền xé thức ăn kém hơn, nếu cứ ăn theo chế độ ăn thông thường sẽ rất dễ khiến bạn bị khó tiêu, rối loạn dạ dày…

Tích cực bổ sung các loại thực phẩm giàu canxi, vitamin D, magie, kẽm, sắt, vitamin B12… để cho răng luôn chắc khoẻ, ít nhạy cảm trong suốt quá trình niềng.

Ngoài ra, hãy lưu ý tới các vấn đề khác có thể xảy ra trong suốt quá trình niềng răng như:

  • Cách xử lý khi gặp sự cố với niềng răng

Đối với các bạn sử dụng phương pháp niềng răng mắc cài, sự cố thường gặp nhất chính là bung, tuột mắc cài. Khi gặp trường hợp này, bạn không nên tự ý tháo bỏ mắc cài. Hãy xử lý nhẹ nhàng bằng cách chèn bông sát khuẩn vào vùng răng bị tổn thương do sự cố gây ra. Đồng thời thoa sáp nha khoa vào phần mắc cài bị tuột để tránh làm tổn thương khoang miệng nặng hơn. Sau đó, hãy nhanh chóng đến gặp bác sĩ để được hỗ trợ tháo niềng, đeo mới lại 1 cách an toàn, chính xác nhất.

Còn với các bạn đeo niềng răng trong suốt Invisalign thì sự cố thường gặp sẽ nhẹ hơn, đó là bị phần cạnh khuôn niềng ma sát gây xước mô mềm. Bạn xử lý vấn đề này bằng cách thoa sáp nha khoa lên viền khuôn niềng – nơi tiếp xúc với khu vực mô mềm của khoang miệng là được.

Khi gặp sự cố với mắc cài niềng răng, hãy gặp bác sĩ để được khắc phục 1 cách an toàn nhất

  • Thời gian chuẩn để làm quen với niềng

Thời gian để răng làm quen với khuôn niềng sẽ vào khoảng 2 tuần. Trong 2 tuần này bạn có thể sẽ cảm thấy hơi ê nhức, khó chịu, điều này hết sức bình thường và sẽ mất dần sau khi răng đã quen với lực siết mà niềng gây ra.

Tuy nhiên, nếu sau 2 tuần bạn không hết khó chịu, ê nhức hay cảm giác đau trở nên tồi tệ, gây ảnh hưởng cả khu vực thần kinh trung ương, vượt quá sức chịu đựng của bạn thì hãy đến ngay trung tâm nha khoa để các bác sĩ kiểm tra, khắc phục sai sót 1 cách kịp thời nhất.

Chú ý tới thời gian thích ứng của răng với khuôn niềng để phát hiện kịp thời những bất thường (nếu có)

  • Loại bỏ thói quen xấu

Những thói quen xấu như dùng lưỡi đẩy răng, cắn gặm ngón tay hoặc đồ vật cứng, đồ ăn cứng cũng cần được loại bỏ triệt để, tránh gây xô lệch vị trí răng trong khi niềng.

Loại bỏ những thói quen xấu để bảo đảm chất lượng niềng răng toàn diện

Bạn cũng cần lưu ý đến việc sau khi tháo niềng răng nên làm gì, bởi sau khi tháo niềng răng vẫn cần thêm 1 thời gian để ổn định hoàn toàn. Do đó, hãy đeo hàm duy trì theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ để có được kết quả niềng hoàn mỹ nhất nhé.

Lưu ý niềng răng là 1 quá trình lâu dài, mà tuỳ thuộc vào tình trạng răng sẽ mất từ 24 – 36 tháng. Do đó, bạn cần phải thực sự kiên nhẫn, chịu khó duy trì những thói quen tốt trong việc ăn uống, vệ sinh, chăm sóc răng sau niềng, dù điều đấy không hề thoải mái tí nào. Có như vậy bạn mới đạt được kết quả niềng hoàn hảo, nhanh chóng nhất, lấy lại nụ cười khoẻ mạnh, đẹp xinh.

==> Bạn cũng có thể tìm hiểu thêm về những điều cần lưu ý sau khi niềng răng qua bài viết:   Sau khi niềng răng có ảnh hưởng gì không?

Trên đây là toàn bộ những lời khuyên, tư vấn cụ thể, chi tiết nhất về việc sau khi niềng răng nên làm gì, cũng như cách ăn uống đúng chuẩn sau niềng răng. Nếu bạn có bất cứ câu hỏi, thắc mắc nào cần giải đáp xung quanh vấn đề niềng răng, đừng ngại ngần gì mà không nhấc máy lên gọi trực tiếp tới HOTLINE: 1800.2045 hoặc vui lòng ĐỂ LẠI THÔNG TIN để được các chuyên gia Nha khoa Quốc tế Nevada tư vấn cụ thể, chi tiết nhất.



BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Bật mí cách chỉnh răng hô không cần niềng răng tại nhà đơn giản hiệu quả nhất
Cách chỉnh răng hô không cần niềng răng đang là là phương pháp được nhiều ...
Niềng răng có được uống nước đá không? nên hay không nên uống
Bạn đang băn khoăn niềng răng có được uống nước đá không [1], tìm hiểu ...
Miếng niềng răng silicon cho người lớn có hiệu quả không?
Bạn là người trưởng thành nhưng hàm răng của bạn khấp khểnh, mọc không đều ...
Niềng răng mắc cài pha lê trong suốt | Giải pháp hoàn hảo để chỉnh nha
Niềng răng mắc cài pha lê trong suốt là phương pháp chỉnh nha được nhiều ...
Tổng hợp các loại niềng răng mắc cài đẹp giá tốt nhất hiện nay
Niềng răng mắc cài là dịch vụ chỉnh nha được ưa chuộng hàng đầu tại ...
Răng vẩu là gì? Cách chữa răng vẩu hiệu quả tại Nha khoa Nevada
Răng vẩu là gì? Cách chữa răng vẩu như thế nào? Răng vẩu nhẹ hay ...
KIẾN THỨC NHA KHOA
Bệnh béo phì và sức khoẻ răng miệng có liên quan tới nhau như thế nào?

Bệnh béo phì và sức khoẻ răng miệng có hay không 1 mối quan hệ mật thiết?! Béo phì đang […]

Những vết mốc đen có thể đem lại 1 đại dịch sâu răng kinh hoàng

Đừng coi thường những vết mốc đen, chúng có thể đem lại cho bạn ám ảnh kinh hoàng hơn cả […]

[FUNFACTS] Top 5 sự thật thú vị về ngành nha khoa

Những sự thật này sẽ khiến bạn phải ngạc nhiên đấy! [FUNFACTS] Top 5 sự thật thú vị về ngành […]

Răng sứ có tự bao giờ? Câu chuyện về quá trình phát triển của răng bọc sứ!

Đã có bao giờ bạn tự hỏi, răng sứ có tự bao giờ? Câu trả lời chắc chắn sẽ khiến […]

Những bước chuyển mình thế kỷ của ngành Nha khoa P.3 (Phần cuối)

Tiếp nối 2 phần trước, bài viết này sẽ cung cấp cho các bạn những bước chuyển mình cuối cùng […]

Những bước chuyển mình thế kỷ của ngành Nha khoa P.2

Nối tiếp phần 1 về những mốc chuyển mình mang tính lịch sử của ngành Nha khoa, hãy cùng khám […]



Giấy phép hoạt động số 00799/HCM-GPHĐ - Chứng chỉ hành nghề số 002254/HCM-CCHN

(*) Kết quả tùy thuộc cơ địa của mỗi người

X
Chat với chuyên gia