Đăng ký Tư vấn miễn phí
Hàm duy trì là gì? Tại sao phải đeo hàm duy trì cố định sau khi niềng răng chỉnh nha?
Hàm duy trì là cụm từ bạn thường nghe được mỗi khi nhắc đến niềng răng. Rất nhiều các câu hỏi liên quan đến hàm duy trì như nó là gì, tại sao phải đeo hàm duy trì sau khi niềng răng chỉnh nha, đeo hàm duy trì sau niềng răng có đau không, hàm duy trì trong suốt giá bao nhiêu?… Tất cả những câu hỏi này sẽ được giải quyết trong bài viết dưới đây!
Tại sao phải đeo hàm duy trì cố định sau khi niềng răng chỉnh nha
Hàm duy trì là gì?
Hàm duy trì là một khí cụ hỗ trợ cho giai đoạn sau niềng răng, giúp ổn định hiệu quả của việc niềng răng. Tùy vào lựa chọn của bạn mà chúng có thể có nhiều dạng như: khay nhựa trong suốt có thể tháo lắp, khung cố định hoặc móc kim loại. Vậy tại sao phải đeo hàm duy trì sau khi niềng răng chỉnh nha?
Tại sao phải đeo hàm duy trì cố định sau khi niềng răng chỉnh nha?
Tại sao phải đeo hàm duy trì sau niềng răng
Việc đeo hàm duy trì sau khi niềng răng rất quan trọng, quyết định phần lớn đến hiệu quả niềng răng cuối cùng của bạn. Khi răng mới niềng xong, chúng đặc biệt yếu và nhạy cảm hơn bình thường vì chịu lực tác động và lực kéo, xiết của dụng cụ niềng. Trong khi đó, bạn vẫn cần duy trì hoạt động ăn nhai của mình và nếu ăn nhai trực tiếp với những chiếc răng đang còn rất yếu, chúng sẽ bị xô lệch trở lại, thậm chí mức độ xô lệch còn nghiêm trọng hơn ban đầu.
Chính vì điều này mà tất cả các trường hợp sau khi kết thúc quá trình niềng răng đều cần đeo hàm duy trì. Hàm này sẽ giúp cho răng của bạn ở nguyên vị trí mong muốn cho đến khi phần xương hàm và nướu răng ổn định trở lại.
Đeo hàm duy trì có đau không?
Chắc chắn nỗi ám ảnh về những cơn đau trong những ngày đầu tiên đeo niềng vẫn còn ám ảnh bạn. Đó là những cơn đau do lực siêt răng gây ra, những cơn đau đó cũng cho bạn biết rằng răng đang có sự di chuyển về đúng vị trí của nó. Và rất có thể, bạn lại tiếp tục mang nỗi ám ảnh này khi được bác sĩ chỉ định đeo hàm duy trì.
Đeo hàm duy trì hoàn toàn không đau như bạn nghĩ
Việc đeo hàm duy trì sẽ không gây ra bất cứ đau đớn nào cho bạn vì lúc này răng đã hoàn thành quá trình di chuyển, không có bất cứ lực siết nào và bạn cũng hoàn toàn không cảm thấy vướng víu, khó chịu vì trước đó, bạn đã quen với niềng răng trong khoang miệng rồi. Không đau nhức, khó chịu gì, chính vì thế mà bạn đừng bỏ qua thao tác đơn giản nhưng cực quan trọng này để có hiệu quả niềng răng nhất.
Phải đeo hàm duy trì trong bao lâu?
Thời gian đeo hàm duy trì trong bao lâu sẽ khác nhau ở từng người và sẽ được bác sĩ tư vấn sau khi thăm khám trực tiếp, cụ thể đeo hàm duy trì bao lâu như sau:
+ Với trường hợp răng, nướu, xương hàm của bạn khỏe mạnh, bác sĩ sẽ chỉ định bạn đeo niềng duy trì khoảng 1 – 3 tháng.
+ Với trường hợp răng, nướu và xương hàm yếu hơn thì nên đeo khoảng 6 tháng đến 1 năm là tốt nhất.
+ Nếu răng, nướu và xương hàm của bạn quá yếu, bạn cần đeo hàm duy trì nhiều năm, thậm chí cả đời. Tất nhiên là trường hợp này khá hiếm xảy ra.
Các loại hàm duy trì sau khi niềng răng
Cũng giống như niềng răng, bạn có thể lựa chọn được loại hàm duy trì phù hợp với mình. Hiện nay, có 2 loại phổ biến là hàm duy trì tháo lắp trong suốt, hàm duy trì tháo lắp kim loại và hàm duy trì cố định.
Hàm duy trì tháo lắp trong suốt
Loại hàm này có thiết kế giống hoàn toàn với niềng răng trong suốt, được chế tạo dựa vào dấu răng thật của khách hàng. Hàm duy trì trong suốt đảm bảo tính thẩm mỹ tối đa, phù hợp với những người phải đeo hàm trong thời gian dài hoặc thường xuyên phải làm việc liên quan đến giao tiếp. Với loại hàm này, bạn có thể dễ dàng tháo ra, lắp vào để vệ sinh răng mỗi ngày.Hàm duy trì trong suốt giá bao nhiêu phụ thuộc vào chất liệu và tình trạng của bệnh nhân
Hàm duy trì tháo lắp trong suốt và kim loại
Hàm duy trì tháo lắp kim loại
Hàm này được cấu tạo bằng những dây kim loại, được vòng qua ôm sát lấy toàn bộ thân răng ở nhóm răng cửa. Tuy tính thẩm mỹ không được cao như hàm trong suốt nhưng kết cấu của nó rất chắc chắn và đem lại hiệu quả cao nhất.
Hàm duy trì cố định
Hàm duy trì cố định
Đúng như tên gọi của nó, hàm duy trì cố định được gắn cố định ở mặt trong của răng cửa bằng vật liệu composite. Chúng cũng không ảnh hưởng nhiều đến thẩm mỹ nhưng việc vệ sinh sẽ thực sự khó khăn, đòi hỏi bạn phải thật tỉ mỉ, cẩn thận để làm sạch hàm ở vị trí khó tiếp cận này. Nếu muốn tháo ra, bạn phải đến gặp nha sĩ chứ không thể tự tháo bỏ hàm.
Cách đeo hàm duy trì cố định sau khi niềng răng
Hiểu được tầm quan trọng của việc tại sao phải đeo hàm duy trì cố định sau khi niềng răng chỉnh nha, bạn đừng nên “đốt cháy giai đoạn” mà hãy kiên nhẫn nghe theo chỉ dẫn của bác sĩ, thực hiện đúng việc đeo hàm duy trì. Cách đeo hàm phụ thuộc vào loại hàm cụ thể mà bạn lựa chọn.
Đối với hàm cố định, bác sĩ sẽ là người đeo cho bạn và việc của bạn cần làm chỉ là giữ chúng thật tốt trên khuôn hàm mà thôi
Đối với hàm tháo lắp, bác sĩ sẽ giao hàm cho bạn sau đó bạn có thể tự tháo ra lắp vào một cách dễ dàng.
Cách đeo hàm tháo lắp khá đơn giản
Nhìn chung cách đeo cả 2 loại hàm này đều không phải là vấn đề quá lớn, việc bạn cần lưu tâm là những điều sau:
+ Đeo hàm 24/24 tiếng/ngày là tốt nhất, nếu phải vệ sinh hay có việc quan trọng, bạn cũng cần đảm bảo đeo hàm khoảng 20 – 22 tiếng/ngày.
+ Thực hiện tháo ra – lắp vào đối với hàm tháo lắp thật nhẹ nhàng, tránh gây ảnh hưởng đến nướu, men răng hoặc cấy tạo của hàm duy trì.
+ Trong trường hợp hàm cố định bị bong hoặc có vấn đề trong khoang miệng, bạn nên đến nha khoa để kiểm tra lại, sau đó có cách khắc phục hiệu quả, tránh tự ý sửa chữa hàm tại nhà.
Cách vệ sinh hàm duy trì khoa học
Hàm duy trì cần được vệ sinh đúng cách để răng không phát sinh bất cứ biến chứng nào ở giai đoạn nước rút này. Về cơ bản, bạn vẫn cần đảm bảo việc vệ sinh răng miệng như trong giai đoạn bạn đang đeo niềng, kết hợp với đó là vệ sinh cả hàm duy trì niềng răng:
+ Chải răng 2 lần/ngày bằng bàn chải lông mềm và kem đánh răng có độ flour phù hợp, sau đó tháo hàm duy trì ra (nếu là hàm tháo lắp) và dùng bàn chải riêng, chải sạch cả hàm duy trì.
+ Sử dụng chỉ nha khoa sau mỗi bữa ăn thay cho việc dùng tăm để loại bỏ sạch những mảng bám ở khe răng hoặc khe hàm.
+ Kết hợp sử dụng nước súc miệng chuyên dụng để khử mùi hôi miệng, làm khách hàm duy trì hoàn toàn.
+ Hạn chế tối đa việc ăn nhai những đồ ăn bám dính, nhiều mảng vụn vì có thể dắt vào hàm duy trì đang đeo trên răng.
+ Thăm khám bác sĩ nha khoa định kỳ theo hướng dẫn để có thể kiểm tra được tình trạng răng miệng của bạn và hàm duy trì được đeo trên răng.
Thăm khám bác sĩ định kỳ để theo dõi quá trình đeo niềng duy trì
Hi vọng, bài viết trên đã giúp bạn hiểu tại sao phải đeo hàm duy trì cố định sau khi niềng răng chỉnh nha. Nếu cần được tư vấn thêm về vấn đề này, bạn có thể liên hệ trực tiếp với bác sĩ nha khoa qua số hotline 1800.2045 hoặc để lại thông tin theo form đăng ký bên dưới.
ƯU ĐÃI NIỀNG RĂNG THẨM MỸ
—Sale off lên đến 50%—
Lưu ý:
+ Áp dụng duy nhất cho 10 khách hàng đọc bài này và đăng ký đầu tiên
+ Chương trình sẽ dừng khi đủ số khách đăng ký
+ Niềng răng thẩm mỹ có bảo hành, cam kết chất sứ chính hãng
+ Phát hiện niềng răng kém chất lượng hoàn tiền + đền tiền 100%
Bệnh béo phì và sức khoẻ răng miệng có hay không 1 mối quan hệ mật thiết?! Béo phì đang […]
Đừng coi thường những vết mốc đen, chúng có thể đem lại cho bạn ám ảnh kinh hoàng hơn cả […]
Những sự thật này sẽ khiến bạn phải ngạc nhiên đấy! [FUNFACTS] Top 5 sự thật thú vị về ngành […]
Đã có bao giờ bạn tự hỏi, răng sứ có tự bao giờ? Câu trả lời chắc chắn sẽ khiến […]
Tiếp nối 2 phần trước, bài viết này sẽ cung cấp cho các bạn những bước chuyển mình cuối cùng […]
Nối tiếp phần 1 về những mốc chuyển mình mang tính lịch sử của ngành Nha khoa, hãy cùng khám […]