Lưu ý tập há miệng sau khi nhổ răng khôn
Banner giảm béo

Lưu ý tập há miệng sau khi nhổ răng khôn

Cập nhật ngày: 13/06/2022

Bạn có biết tập há miệng sau khi nhổ răng khôn quan trọng như thế nào không? Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây. 

Há miệng hạn chế sau khi nhổ răng khôn là một tình trạng khá nguy hiểm và xuất hiện ở nhiều người. Vậy tập há miệng sau khi nhổ răng khôn có cần thiết không? Khi nhổ răng khôn xong không há miệng được phải giải quyết ra sao? Cùng tìm hiểu vấn đề này ngay qua bài viết dưới đây nhé!

tập há miệng sau khi nhổ răng khôn, nhổ răng khôn bao lâu thì há miệng được, không há được miệng sau khi nhổ răng khôn, nhổ răng khôn xong không há được miệng, nhổ răng khôn khó há miệng, há miệng hạn chế sau khi nhổ răng khôn, sau nhổ răng khôn không há được miệng

Tập há miệng sau khi nhổ răng khôn

Tập há miệng sau khi nhổ răng khôn quan trọng như thế nào?

Nhổ răng, đặc biệt là nhổ răng khôn đều tác động đến nướu và xương hàm. Vì vậy, sau khi nhổ răng, việc đau nhức là điều khó tránh được. Nhiều người sau khi nhổ răng khôn bị hạn chế há miệng và kèm theo tình trạng sưng đau lợi rất khó chịu và ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống sinh hoạt. Bệnh này nếu không điều trị sớm có thể dẫn đến cứng khớp, nẹp cơ mãn tính.

Cách tốt nhất để phòng tránh hạn chế há miệng sau khi nhổ răng chính là tập há miệng. Tập há miệng là cách làm đơn giản nhưng lại rất quan trọng sau khi nhổ răng khôn. Không chỉ tránh tình trạng hạn chế há miệng mà còn giúp máu lưu thông, đẹp da, cải thiện sức khỏe cơ hàm và nhiều công dụng khác. Bệnh nhân nên tập há miệng ngay sau khi lợi bắt đầu có dấu hiệu giảm sưng đau để tránh tình trạng cứng hàm, không há được miệng sau khi nhổ răng khôn.

tập há miệng sau khi nhổ răng khôn, nhổ răng khôn bao lâu thì há miệng được, không há được miệng sau khi nhổ răng khôn, nhổ răng khôn xong không há được miệng, nhổ răng khôn khó há miệng, há miệng hạn chế sau khi nhổ răng khôn, sau nhổ răng khôn không há được miệng

Các bước tập há miệng cải thiện cơ hàm

Trong những ngày đầu khi tập há miệng, bạn nên lưu ý: Nên tập há miệng nhẹ nhàng, từ từ tránh há miệng và cử động quai hàm quá mức. Ngoài ra, khi ăn uống vận động xương hàm cũng nên hết sức nhẹ nhàng, ăn đồ ăn mềm,… tránh tác động mạnh dẫn đến tổn thương khớp hàm.

Đọc ngay: Làm gì khi mọc răng khôn bị đau?

Nhổ răng khôn bao lâu thì há miệng được?

Sau khi nhổ răng khôn, miệng có thể cử động nhẹ nhàng thực hiện ăn uống, nói chuyện được luôn. Tuy nhiên, cần hết sức nhẹ nhàng tránh gây tổn thương đến khớp hàm và các mô mềm. Sau 2 – 3 ngày, khi lợi bắt đầu giảm sưng đau, chúng ta nên bắt đầu thực hiện các bài tập há miệng.

Chỉ cần thực hiện đơn giản bằng cách:

+ Di chuyển từ từ, nhẹ nhàng xương quai hàm từ trái qua phải và từ phải qua trái. Cách này có thể thực hiện bất cứ lúc nào và thực hiện nhiều lần trong ngày để cải thiện cơ hàm.

+ Ngoài ra, chúng ta có thể thực hiện bài tập bằng cách di chuyển theo hướng vòng tròn. Điều này cũng giúp cải thiện tốt chức năng của xương quai hàm.

+ Nên tập bài tập mở miệng và giữ nguyên trong vài giây. Thay đổi mức độ mở miệng ngày một rộng hơn để miệng tập làm quen.

+ Hạn chế thói quen nghiến răng hoặc ăn đồ cứng trong thời gian này.

tập há miệng sau khi nhổ răng khôn, nhổ răng khôn bao lâu thì há miệng được, không há được miệng sau khi nhổ răng khôn, nhổ răng khôn xong không há được miệng, nhổ răng khôn khó há miệng, há miệng hạn chế sau khi nhổ răng khôn, sau nhổ răng khôn không há được miệng

Một số cách tập há miệng sau khi nhổ răng

Bị há miệng hạn chế sau khi nhổ răng khôn phải làm sao?

Khi phát hiện ra mình bị há miệng bị hạn chế sau khi nhổ răng khôn hay còn gọi là sau nhổ răng khôn không há được miệng, bạn tuyệt đối không nên cố há miệng thật to bằng mọi cách. Việc cần làm trước tiên là nên đến cơ sở y tế thăm hỏi ý kiến của bác sĩ.

Nếu không há được miệng kem theo một số triệu chứng như sưng, viêm thì bạn nên xử lý viêm nhiễm trước khi tập há miệng. Thông thường, các bác sĩ thườn cho bạn sử dụng các loại thuốc kháng sinh kháng viêm. Sau đó, chỉ định dùng một số cách hỗ trợ như:

+ Chườm ấm: Dùng túi chườm ấm hoặc nước ấm áp vào má, vị trí hàm bị cứng. Mỗi lần nên hườm khoảng từ 20 – 25 phút. Một ngày có thể chườm nhiều lần.

+ Uống thuốc dãn cơ: Một số thuốc kháng sinh dãn cơ thường được kê đơn như: Diazepam hoặc các biệt dược của benzodiazepin

Ngoài ra, nếu không thể há được miệng sau khi nhổ răng xong, bạn nên tránh các vận động mạnh, vệ sinh răng miệng sạch sẽ, ăn những đồ ăn mềm, lỏng tránh tác động đến cơ hàm.

tập há miệng sau khi nhổ răng khôn, nhổ răng khôn bao lâu thì há miệng được, không há được miệng sau khi nhổ răng khôn, nhổ răng khôn xong không há được miệng, nhổ răng khôn khó há miệng, há miệng hạn chế sau khi nhổ răng khôn, sau nhổ răng khôn không há được miệng

Biến chứng bị cứng hàm sau khi nhổ răng

Đọc ngay: Nhổ răng khôn có ảnh hưởng đến dây thần kinh không?

Những thắc mắc thường gặp sau khi nhổ răng khôn

Giải đáp những thắc mắc thườn gặp sau khi nhổ răng khôn:

  • Nhổ răng khôn khó há miệng phải làm thế nào?

Khi nhổ răng khôn và việc há miệng gặp khó khăn, hãy cố gắng tập há miệng. Nên tập từ mức độ nhẹ nhàng và tăng dần độ khó cho đến khi việc há miệng thực hiện được bình thường. Trong thời gian này, lưu ý chế độ ăn uống và vệ sinh răng phải nhẹ nhàng nhưng đảm bảo sạch sẽ.

  • Có nên giữ lại răng sau khi nhổ?

Thời gian gần đây ó nhiều người truyền tai nhau là nên giữ lại răng sau khi nhổ. Bởi vì trong răng có chứa tế bào gốc có thể chữa được các bệnh. Tuy nhiên, vấn đề này chỉ mang tính tiềm năng còn thực tế, tất cả các nhận định và ứng dụng của chúng chỉ đang trong giai đoạn nghiên cứu.

  • Chế độ ăn có cần thay đổi sau khi nhổ răng khôn không?

Sau khi nhổ răng khôn xong, trong một tuần đầu khi vết thương còn chưa được phục hồi, chế độ ăn cần được điều chỉnh lại một chút phù hợp với tình trạng răng hơn. Nên ăn những đồ ăn mềm, lỏng tránh tác động mạnh đến vết thương và cơ hàm. Ngoài ra, nên hạn chế ăn những đồ ăn ngọt, cay nóng, những đồ ăn có độ bám dính cao khó vệ sinh,…

tập há miệng sau khi nhổ răng khôn, nhổ răng khôn bao lâu thì há miệng được, không há được miệng sau khi nhổ răng khôn, nhổ răng khôn xong không há được miệng, nhổ răng khôn khó há miệng, há miệng hạn chế sau khi nhổ răng khôn, sau nhổ răng khôn không há được miệng

Nên ăn những món ăn mềm sau khi nhổ răng

  • Dấu hiệu nhiễm trùng sau khi nhổ răng khôn

Một số dấu hiệu cảnh báo bạn có thể bị nhiễm trùng sau khi nhổ răng khôn:

+ Sau 6 – 8 tiếng vẫn chưa cầm được máu.

+ Lợi sưng đỏ, đau nhức.

+ Cơ thể mẹt mỏi, kèm theo sốt.

+ Miệng có mùi hôi, khó chịu.

+ Đau nhức không giảm dù đã chườm mát, uống thuốc giảm đau.

Khi gặp những dấu hiệu này ên báo ngay với bác sĩ hoặc tái khám.

  • Vệ sinh răng miệng sau khi nhổ răng khôn cần lưu ý những gì? 

Sau khi nhổ răng khôn, vệ sinh răng miệng đúng cách là điều vô cùng quan trọng. Ngoài chải răng nhẹ nhàng, sạch sẽ, đúng cách cần lưu ý một số điều sau:

+ Không nên sử dụng nước muối hay những nước súc miệng có tính sát khuẩn mạnh ngay sau khi nhổ răng. Dùng nước muối súc miệng sau khi nhổ răng 2 – 3 ngày.

+ Trong 2 ngày đầu cần súc miệng nhiều lần với nước ẩm vệ sinh răng.

+ Hạn chế đánh răng với kem đánh răng trong 24 tiếng đầu tiên, Chải răng nhẹ nhàng và tránh phần lợi đang tổn thương.

+ Trong thời gian ngậm gạc (bông) để cầm máu, nên thay gạc sau 1 giờ đồng hồ.

  • Vết khâu sau khi nhổ răng khôn bị đứt phải làm sao?

Sau khi nhổ răng khôn và phải khau lợi, vế khâu có thể bị đứt chỉ khiến nhiều người lo lắng. Nếu thời điểm chỉ khâu bị đứt trong lúc vết thương đã hồi phục thì không cần quá lo lắng. Bạn chỉ cần ăn uống nhẹ nhàng và vệ sinh sạch sẽ. Trong trường hợp vết thương vẫn chưa hồi phục, máu chưa cầm hoặc khi đứt chỉ xuất hiện tình trạng đau, sưng, nhức… Bạn nên liên hệ ngay với bác sĩ để được điều trị kịp thời.

  • Sau khi nhổ răng khôn bao lâu thì được ăn?

Sau khi nhổ răng khôn bao lâu thì được ăn là thắc mắc của nhiều người mới nhổ răng khôn. Theo khuyến cáo của bác sĩ, sau khi nhổ răng khôn cần hạn chế ăn uống ít nhất là 4 – 5 tiếng. Khi ăn nên lựa chọn ăn những đồ ăn mềm, lỏng, dễ nhai. Ngoài ra nên tránh ăn đồ ngọt, đồ cay nóng hoặc những đồ ăn có tính bám dính cao.

tập há miệng sau khi nhổ răng khôn, nhổ răng khôn bao lâu thì há miệng được, không há được miệng sau khi nhổ răng khôn, nhổ răng khôn xong không há được miệng, nhổ răng khôn khó há miệng, há miệng hạn chế sau khi nhổ răng khôn, sau nhổ răng khôn không há được miệng

Cắn chặt gạc để cầm máu sau khi nhổ răng

  • Cách chữa lành lợi sau khi nhổ răng?

Một số cách chăm sóc và chữa lành lợi sau khi nhổ răng như sau:

+ Cắn chặt miếng bông (gạc) sạch để cầm máu.

+ Chườm lạnh giảm sưng đau nhờ làm co mạch máu lại.

+ Hạn chế đánh răng trong một giờ đầu khi mới nhổ răng chỉ nên súc miệng nhiều lần với nước ấm.

+ Không súc miệng bằng nước muối hoặc ngậm muối. Điều này sẽ khiến vết thương lâu lành hơn.

+ Vệ sinh và ăn uống nhẹ nhàng tránh tác động mạnh tổn thương cơ hàm và nướu…

Trên đây là những cách chăm sóc răng sau khi nhổ răng khôn và giải thích tầm quan trọng của việc tp há miệng sau khi nhổ răng khôn. Mọi vấn đề cần thắc mắc và giải đáp khi chăm sóc răng khôn vui lòng liên hệ Nha khoa Quốc tế Nevada theo số hotline 1800. 2045.



BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Nhổ răng khôn sau 1 tuần vẫn đau là bị gì? Có nguy hiểm không?
Nhổ răng khôn bị sưng đau là chuyện bình thường, nhưng nếu nhổ răng khôn ...
Mọc răng khôn nuốt nước bọt đau có phải là dấu hiệu răng khôn mọc lệch không?
Mọc răng khôn nuốt nước bọt đau [1] có phải là vấn đề đáng lo ...
Lưu ý: Nếu không nhổ răng khôn thì có sao không?
Có phải bạn đang băn khoăn nếu không nhổ răng khôn thì có sao không? ...
Bà bầu bị mọc răng khôn đau phải làm sao? Chữa đau răng khôn an toàn cho mẹ bầu
Bà bầu bị mọc răng khôn đau phải làm sao [1] thì mới hết đau ...
TIỂU PHẪU RĂNG KHÔN VÀ 6 THÔNG TIN KHÔNG – THỂ – BỎ – QUA
Tiểu phẫu răng khôn là một dạng trong phẫu thuật được thực hiện khá nhiều ...
[Kiến thức nha khoa] Răng số 38 là răng nào? Giải mã những điều bất thường của răng số 38
Răng số 38 là răng nào [1] và tầm quan trọng của răng số 38 ...
KIẾN THỨC NHA KHOA
Bệnh béo phì và sức khoẻ răng miệng có liên quan tới nhau như thế nào?

Bệnh béo phì và sức khoẻ răng miệng có hay không 1 mối quan hệ mật thiết?! Béo phì đang […]

Những vết mốc đen có thể đem lại 1 đại dịch sâu răng kinh hoàng

Đừng coi thường những vết mốc đen, chúng có thể đem lại cho bạn ám ảnh kinh hoàng hơn cả […]

[FUNFACTS] Top 5 sự thật thú vị về ngành nha khoa

Những sự thật này sẽ khiến bạn phải ngạc nhiên đấy! [FUNFACTS] Top 5 sự thật thú vị về ngành […]

Răng sứ có tự bao giờ? Câu chuyện về quá trình phát triển của răng bọc sứ!

Đã có bao giờ bạn tự hỏi, răng sứ có tự bao giờ? Câu trả lời chắc chắn sẽ khiến […]

Những bước chuyển mình thế kỷ của ngành Nha khoa P.3 (Phần cuối)

Tiếp nối 2 phần trước, bài viết này sẽ cung cấp cho các bạn những bước chuyển mình cuối cùng […]

Những bước chuyển mình thế kỷ của ngành Nha khoa P.2

Nối tiếp phần 1 về những mốc chuyển mình mang tính lịch sử của ngành Nha khoa, hãy cùng khám […]



Giấy phép hoạt động số 00799/HCM-GPHĐ - Chứng chỉ hành nghề số 002254/HCM-CCHN

(*) Kết quả tùy thuộc cơ địa của mỗi người

X
Chat với chuyên gia