Đăng ký Tư vấn miễn phí
Bác sĩ nha khoa giải đáp: Thời gian lấy cao răng mất bao lâu 1 lần?
Bạn muốn đi lấy cao răng và muốn biết lấy cao răng mất bao lâu 1 lần. Đừng bỏ qua bài viết sau.
Cuộc sống bộn bề lo toan, bận rộn khiến con người ta nghĩ đến vấn đề thời gian nhiều hơn. Ngay cả khi chăm sóc sức khỏe đơn giản như lấy cao răng mất bao lâu 1 lần, răng xuất hiện mảng bám cao răng khiến bạn khó chịu nhưng lấy cao răng có gây hại gì cho răng không? cũng là mối bận tâm của không ít người. hãy cùng Nha khoa Quốc tế Nevada giúp bạn tìm câu trả lời qua bài viết sau đây.
Thời gian lấy cao răng mất bao lâu 1 lần?
Lấy cao răng là một dịch vụ khá đơn giản và được khá nhiều người quan tâm. Lấy cao răng mất bao nhiêu phút sẽ tùy thuộc vào tình trạng cao răng và các bệnh lý răng miệng gặp phải ở mỗi người được bác sĩ giải đáp qua quá trình thăm khám.
Lấy cao răng hết bao lâu qua từng bước thực hiện cụ thể như sau:
+ Quá trình thăm khám trước khi thực hiện lấy cao răng (5 phút):
Trước tiên, bạn cần được các bác sĩ tiến hành thăm khám và xác định cao răng của bạn thuộc loại cao răng gì để đưa ra hướng khắc phục. Cao răng thường sẽ có hai loại: Cao răng trên bề mặt và quanh nướu – Đây là loại cao răng có thể nhìn thấy bằng mắt thường và loại bỏ không mất quá nhiều thời gian. Loại thứ hai là cao răng bên dưới nướu – Loại cao răng này không thể quan sát bằng mắt thường, chúng khiến nướu bị đỏ và sưng tấy, và thời gian khắc phục loại cao răng này cũng mất nhiều thời gian hơn.
+ Thực hiện lấy cao răng (15-30 phút):
Bước này, các bác sĩ sẽ vệ sinh răng sạch sẽ. Sau đó dùng các thiết bị chuyên dụng và tiến hành lấy cao răng trên bề mặt răng bằng sóng siêu âm. Thời gian lấy cao răng trong bao lâu sẽ tùy thuộc vào mức độ cao răng nhiều hay ít.
Đối với tình trạng cao răng vừa và ít sẽ mát khoảng 15-20 phút để hoàn thiện xong hai hàm răng. Đối với tình trạng mảng bám cao răng dày, cứng và bám lâu năm có thể kéo dài lên đến 30 phút. Hầu hết lấy cao răng chỉ kéo dài trong một buổi là có thể hoàn tất hết các công đoạn.
Quy trình lấy cao răng
+ Đánh bóng răng (5 phút):
Đây là bước qua trọng và cần thiết. Đánh bóng răng giúp bề mặt răng trón bóng hơn giảm thiểu tối đa các mảng bám tích tụ trên răng. Thao tác này chỉ mất khoảng 5 phút không tiêu tốn quá nhiều thời gian.
+ Sát khuẩn và vệ sinh răng lại một lần nữa (5 phút)
Sau khi hoàn tất các bước loại bỏ mảng bám cao răng, bác sĩ sẽ tiến hành vệ sinh răng lại một lần nữa. Bạn chỉ cần súc miệng lại với nước sạch sau đó phun xịt lại một lần nữa bằng máy chuyên dụng để đảm bảo các vụn mảng bám được loại bỏ hoàn toàn ra khỏi khoang miệng.
Như vậy, thời gian lấy cao răng giúp loại bỏ mảng bám trên không tiêu tốn quá nhiều thời gian của bạn. Chỉ cần dành chút ít thời gian bạn đã nhanh chóng sở hữu một bộ răng sạch và khỏe hơn rất nhiều.
Đọc ngay: Cách nhận biết và điều trị cao răng hiệu quả
Lấy cao răng khoảng bao lâu thì nên lấy lại
Bên cạnh quan tâm đến lấy cao răng thời gian mất bao lâu thì lấy cao răng bao lâu 1 lần cũng khiến nhiều người phải thắc mắc. Các nha sĩ dành cho bạn lời khuyên nên đi thăm khám răng miệng định kỳ 3 – 6 tháng/ lần. Không nên chủ quan khi đợi cao răng xuất hiện và nhìn thấy bằng mắt thường mới đi lấy cao răng. Ngày nay, các phòng khám nha khoa hầu hết đã đầu tư máy móc và trang thiết bị hiện đại. Vì vậy, lấy cao răng cũng được thực hiện rất nhẹ nhàng, nhanh chóng, tiết kiệm thời gian và không hề gây đau nhức, khó chịu cho bệnh nhân.
Lấy cao răng bằng công nghệ sóng siêu âm
Lấy cao răng có đau không?
Công nghệ lấy cao răng bằng sóng siêu âm hiện nay giúp giảm tối đa tình trạng răng đau, ê buốt, chảy máu, mòn men răng,… Tuy nhiên, nếu bạn lấy cao răng lần đầu các mảng bám sẽ nhiều hơn với những người lấy cao răng định kỳ việc này cũng khiến bạn cảm thấy đau nhức hơn. Đôi khi, nếu bạn mang tâm lý căng thẳng, sợ đau thì quá trình lấy cao răng của bạn cũng nặng nề hơn và bạn cũng sẽ cảm thấy đau nhức hơn. Vì vậy, chúng ta nên đi lấy cao răng định kỳ vừa làm sạch răng miệng loại bỏ các yếu tố gây hại cho răng đồng thời làm giảm cảm giác đau buốt khi lấy cao răng.
Ngoài ra, lấy cao răng có đau hay không còn phụ thuộc vào kỹ thuật của bác sĩ. Nếu như bác sĩ giàu kinh nghiệm, thực hiện thao tác lấy cao răng nhẹ nhàng, tỉ mỉ cũng sẽ khiến bạn đỡ đau hơn khá nhiều.
Bạn không cần quá lo lắng về vấn đề này. Cảm giác đau nhức nhẹ sẽ nhanh chóng biến mất sau một vài giờ lấy cao răng xong và không ảnh hưởng quá nhiều đến việc ăn uống.
Lấy cao răng tại cơ sở nha khoa
Lấy cao răng mất bao nhiêu tiền
Chi phí lấy cao răng sẽ phụ thuộc vào các yếu tố sau:
+ Mức độ cao răng nhiều hay ít: Tình trạng cao răng ở mỗi người sẽ là mỗi tình trạng khác nhau. Với mỗi tình trạng khác nhau phương pháp, kỹ thuật, thời gian lấy cũng sẽ không giống nhau. Vậy nên giá tiền cũng sẽ khác nhau.
+ Công nghệ lấy cao răng và kỹ thuật từ nha sĩ: Mỗi phòng khám sẽ có một kỹ thuật khác nhau và mức giá vì vậy cũng sẽ khác nhau. Nếu bạn lựa chọn ở cơ sở có trang thiết bị máy móc mới, hiện đại cũng đội ngũ bác sĩ chuyên nghiệp, mức giá sẽ cao hơn.
+ Địa điểm lấy cao răng: Mỗi vùng miền tùy vào mặt bằng chung, sự chênh lệch về chi phí mặt bằng,… dẫn đến mức giá cũng không giông nhau.
Tuy nhiên, lấy cao răng là một công nghệ chăm sóc răng đơn giản, vì vậy mức giá cũng không quá cao đến mức khiến bạn lo lắng.
Sau khi lấy cao răng bao lâu thì được ăn
Sau khi lấy cao răng, bạn hoàn toàn có thể ăn uống bình thường. Tuy nhiên, cần tránh ăn những thực phẩm không tốt cho răng như:
+ Đồ ăn chứa nhiều axit: Cam, chanh, nước chanh, bưởi,…
+ Đồ ăn có hàm lượng đường nhiều: Bánh, kẹo ngọt, hoa quả ngọt,…
+ Đồ cay nóng hoặc quá lạnh: Lẩu, đồ nướng, đồ chiên xào, nước đá,…
+ Hạn chế rượu, bia, chất kích thích.
Đồng thời nên ăn những món ăn chứa nhiều Vitamin (A, D, C,…), canxi, fluor, chất xơ,… Và lưu ý ăn xong nhớ vệ sinh răng sạch sẽ.
Sau khi lấy cao răng ăn uống bình thường với những thực phẩm tốt cho răng
Một số câu hỏi liên quan đến lấy cao răng
Giải đáp một số câu hỏi liên quan đến lấy cao răng:
-
Video lấy cao răng
-
Bị viêm lợi có nên lấy cao răng
Câu trả lời là có với đa số các trường hợp. Khi lợi bị viêm gây cảm giác đau nhức khó chịu, viêm lợi nếu không điều trị kịp thời dẫn đến nhiễm khuẩn, viêm nha chu, thậm chí mất răng. Lấy cao răng giúp làm sạch mảng bám, dọn dẹp ổ vi khuẩn gây ra viêm lợi giúp tình trạng được cải thiện rõ rệt. Lấy cao răng khi viêm lợi khiến lợi bị đau nhức. Tuy nhiên, chỉ cần vệ sinh răng sạch sẽ và bổ sung đầy đủ chất tình trạng này sẽ nhanh chóng được cải thiện và không ảnh hưởng đến khả năng ăn nhai và sức khỏe răng miệng của bạn.
-
Chưa lấy cao răng bao giờ
Vệ sinh răng miệng sau khi lấy cao răng
-
Tác hại của việc lấy cao răng
Cao răng hình thành do những vụn thức ăn và không vệ sinh răng sạch, những vụn này tích tụ lâu ngày cùng với muối vô cơ có trong nước bọt, huyết thanh,… trong khoang miệng tạo thành mảng bám cứng. Vì vậy, nếu không vệ sinh sạch hoặc vệ sinh chưa đúng cách thì cao răng rất dễ hình thành. Cao răng là “thủ phạm số 1” gây ra các bệnh lý về răng miệng. Vì vậy, lấy cao răng chính là cách loại bỏ những ổ vi khuẩn mầm mống gây ra các bệnh lý về răng miệng. Ngày nay, công nghệ phát triển, lấy cao răng không cần dùng lực tác động mạnh như ngày trước khiến răng ê buốt như trước kia nữa. Các nha khoa sẽ lấy cao răng bằng sóng siêu âm tần số 25 – 30 Hz an toàn nên không hề gây mòn men răng như chúng ta vẫn tưởng.
Một số ít người gặp tình trạng: Tụt lợi, răng ê buốt, chảy máu chân răng,… sau khi lấy co răng xong. Nguyên nhân tình trạng này không phải từ lấy cao răng. Nguyên nhân có thể xuất phát từ: Kỹ thuật lấy cao răng, do bạn đang mắc các bệnh lý về răng hoặc do mảng bám quá sâu ở chân răng gây nên những tình trạng trên. Bạn không cần quá lo lắng, chỉ cần vệ sinh sạch sẽ và bổ sung các chất cần thiết cho răng, tình trạng này sẽ mau chóng được hồi phục.
Trên đây là những thông tin giải đáp vấn đề thời gian lấy cao răng mất bao lâu 1 lần? Lấy cao răng có gây hại gì đến răng không? Hi vọng những thông tin trên bổ ích đối với bạn. Mọi vấn đề thắc mắc cũng như cần tư vấn vui lòng liên hệ Nha khoa Quốc tế Nevada theo Hotline 1800.2045.
Bệnh béo phì và sức khoẻ răng miệng có hay không 1 mối quan hệ mật thiết?! Béo phì đang […]
Đừng coi thường những vết mốc đen, chúng có thể đem lại cho bạn ám ảnh kinh hoàng hơn cả […]
Những sự thật này sẽ khiến bạn phải ngạc nhiên đấy! [FUNFACTS] Top 5 sự thật thú vị về ngành […]
Đã có bao giờ bạn tự hỏi, răng sứ có tự bao giờ? Câu trả lời chắc chắn sẽ khiến […]
Tiếp nối 2 phần trước, bài viết này sẽ cung cấp cho các bạn những bước chuyển mình cuối cùng […]
Nối tiếp phần 1 về những mốc chuyển mình mang tính lịch sử của ngành Nha khoa, hãy cùng khám […]