Đăng ký Tư vấn miễn phí
Không phải kem đánh răng, đây mới là vũ khí giúp bảo vệ răng miệng 1 cách tối ưu nhất
Chỉ là 1 chất nhầy bé nhỏ trong cơ thể, tập trung nhiều nhất ở khoang miệng nhưng “chiến binh” này lại đóng vai trò trọng yếu trong việc bảo vệ sức khoẻ răng miệng. Chưa kể đó, đây cũng là chiến binh vĩ đại của cơ thể người khi có khả năng “kích hoạt” sức đề kháng cấp cao, chống cả các bệnh nan y như HIV/AIDS, nấm candida… Chiến binh nhỏ bé Salivary mucins này chính xác là gì? Điều gì đã tạo nên sự phi thường trong cách chúng bảo vệ cơ thể? Hãy cùng tìm hiểu thông tin đầy đủ tại bài viết này nhé!
Chiến binh Salivary mucins là gì?
Đúng là đánh răng sẽ giúp bạn loại bỏ 90% vi khuẩn gây hại trong khoang miệng. Nhưng thực tế, ngoài tác dụng làm sạch, đánh răng không hẳn là yếu tố chính giúp bảo vệ sức khoẻ 1 cách tối đa. Mà nhiệm vụ và “trọng trách” ấy thuộc về 1 “chiến binh” nhỏ bé khác với tên gọi Salivary mucins. Đây là 1 loại protein có rất nhiều trong nước bọt con người, đảm nhiệm vai trò cản phá sự tấn công của vi khuẩn gây bệnh sâu răng phổ biến nhất hiện nay – chính là Streptococcus mutans.
Đánh răng là đúng nhưng chưa đủ để bảo vệ sức khoẻ răng miệng tuyệt đối đâu nha
Phát hiện này thuộc về các nhà khoa học thuộc Viện Kỹ thuật Sinh học, bang Massachusetts, Mỹ. Trên thực tế, nhóm protein Mucins này phân bố rộng khắp trên cơ thể người với ít nhất 20 chủng loại khác nhau. Mỗi 1 loại Mucins sẽ có vai trò bảo vệ 1 bộ phận, cơ quan nội tạng khác nhau của con người. Tuy nhiên, tập trung đa dạng Mucins với quân số đông đảo nhất vẫn là trong khoang miệng. Những Mucins tập trung bảo vệ khoang miệng của chúng ta bao gồm: MUC5B, MUC7, MUC19, MUC1 và MUC4. Trong đó, hoạt động mạnh mẽ nhất là MUC5B và MUC7.
Cơ chế hoạt động của MUC5B và MUC7 trong việc bảo vệ khoang miệng
Với cơ chế bảo vệ khoang miệng của MUC5B và MUC7, mỗi loại Salivary mucins này sẽ thay nhau tiết ra 1 liên kết dưới dạng chất nhầy khoang miệng, bao trùm lên lưỡi, nướu, mô mềm khoang miệng, thậm chí cả răng của bạn như 1 màng chắn, loại bỏ mọi nguy cơ xâm nhập của vi khuẩn có hại.
So với các “anh em” cùng họ mucins, MUC5B và MUC7 có cấu trúc tinh thể phức tạp hơn, có khả năng tạo ra 1 chất gel bảo vệ. 2 loại mucins này cũng có khá nhiều điểm tương đồng với nhau, nên khi kết hợp sẽ gấp đôi hiệu quả bảo vệ cấu trúc răng. Cả 2 loại mucins này đều có cấu tạo chuỗi như 1 dải xương sống, có các glycan toả thành các nhánh nhỏ 2 bên, tạo thành cấu trúc “đầu cọ” – “quét sạch” các vi khuẩn có hại ra khỏi khoang miệng.
Lớp màng do mucins tạo nên sẽ giúp cản phá nguy cơ xâm nhập của vi khuẩn có hại
Chuỗi MUC5B chứa khoảng 5.700 các acid amin, số lượng acid amin này có thể thay đổi tuỳ theo mỗi chuỗi MUC5B riêng biệt. Các vòng lặp của MUC5B sẽ bao gồm chuỗi 29 acid amin giống nhau. Cách mà MUC5B hình thành màng bảo vệ khoang miệng có thể hiểu theo 1 cách đơn giản như sau. Các hạt mucin sẽ được hình thành nhờ liên kết phức tạp giữa các polyme và ion natri có trong nó. Sau đó, chuỗi polymer glycoprotein sẽ liên kết không cộng hoá trị để tạo thành 1 cấu trúc cấp cao dạng lưới bắt cá. Trong đó, hydrogel sẽ đóng vai trò như hạt bảo vệ các mô mềm, cấu trúc răng trong khoang miệng. MUC5B cũng sẽ là nơi trú ngụ hoàn hảo cho các vi khuẩn có lợi của khoang miệng sinh sôi, mở rộng phạm vi hoạt động, trung hoà acid khoang miệng tốt hơn.
Liên kết dạng lưới bắt cá như 1 lớp màng chắc chắn bảo vệ khoang miệng tối đa
MUC7 là chuỗi cấu trúc gồm 357 acid amin với chuỗi vòng lặp 23 acid amin quan trọng nhất. Vì MUC7 thiếu 1 cấu trúc cysteine cuối cùng, nên chất nhầy do MUC7 cấu tạo nên chỉ tồn tại chủ yếu dưới dạng monome. Tuy nhiên, không vì thế mà MUC7 có vị thế yếu hơn trong vai trò bảo vệ khoang miệng. Sự khác biệt lớn nhất giữa MUC7 và MUC5B là vị trí ảnh hưởng trong khoang miệng, cũng như cách thức chúng tiết chất dịch nhầy bảo vệ.
Cơ chế hình thành chất nhầy bảo vệ khoang miệng thông qua nước bọt
Chất nhầy do MUC7 và MUC5B hình thành sẽ khác nhau về mặt cấu trúc do chịu ảnh hưởng từ polymer riêng biệt. Tuy nhiên, cả 2 loại chất nhầy này đều có khả năng tương tác trực tiếp với các loại protein khác có trong nước bọt để thay đổi hoá trị acid, gia tăng lớp màng bảo vệ cho mô miệng và răng. Chưa kể đó, MUC7 và MUC5B hoàn toàn có thể kết hợp với canxi và các dưỡng chất tốt cho sức khoẻ răng miệng để loại bỏ hoặc làm suy giảm sự bành trướng của vi khuẩn đường miệng có hại. Giúp giảm thiểu tối đa khả năng gây bệnh, viêm nhiễm mà chúng đem lại.
Liên kết vững chắc của salivary mucins giúp làm suy yếu hoặc dọn sạch vi khuẩn gây hại
Cách mà chất nhầy do MUC7 và MUC5B sản sinh tương tác với protein có trong nước bọt
Nhìn chung, bạn có thể hiểu 1 cách đơn giản nhất đó chính là MUC7 và MUC5B sẽ sản sinh ra các chất nhầy có khả năng phối hợp với các hoạt chất protein có trong nước bọt. Từ đó vận chuyển, phân tách và sử dụng các protein này như 1 công cụ giúp xây dựng “bức tường” bảo vệ cấu trúc răng, mô miệng. “Bức tường” này là tổ hợp các hạt mucins nhỏ tạo thành, ôm trọn lấy khu vực mô mềm và răng trong khoang miệng để bảo vệ chúng khỏi tác động xấu bên ngoài đem lại.
Không chỉ là những “chiến binh” mạnh mẽ, ngày đêm “xây dựng” những màng bảo vệ răng và mô nướu, miệng. Salivary mucins còn được cho là có khả năng gia tăng đề kháng, có thể bảo vệ cơ thể khỏi những tấn công, phá huỷ mạnh mẽ của các loại bệnh như HIV/AIDS, ung thư, nấm candidiasis…
Sức khoẻ răng miệng có tốt thì cơ thể mới khoẻ mạnh, tự tin, ngập tràn năng lượng
Với những ưu điểm vượt trội trong việc thiết lập cấu trúc phân tử, tạo “rào” bảo vệ cũng như kết hợp với các hoạt chất khác tăng cường đề kháng cho cơ thể người, mucins đang được kỳ vọng sẽ mở ra 1 ngành khoa học mới, ứng dụng trong bảo quản đồ ăn tự nhiên, không dùng chất hoá học, an toàn cho sức khoẻ con người…
Tuy nhiên, nói như vậy không có nghĩa là bạn được phép lười đánh răng, vệ sinh răng miệng đâu nhé. Hãy giúp các “chiến binh” nhỏ bé này hoạt động hiệu quả hơn nữa khi khoang miệng luôn được giữ sạch sẽ, thơm tho… cùng với việc bổ sung đầy đủ các món ăn dinh dưỡng tốt cho răng nhé.
Yêu bản thân chưa bao giờ là đủ, hãy chăm sóc sức khoẻ răng miệng thật tốt để luôn tự tin, khoẻ mạnh nhé!
Bệnh béo phì và sức khoẻ răng miệng có hay không 1 mối quan hệ mật thiết?! Béo phì đang […]
Đừng coi thường những vết mốc đen, chúng có thể đem lại cho bạn ám ảnh kinh hoàng hơn cả […]
Những sự thật này sẽ khiến bạn phải ngạc nhiên đấy! [FUNFACTS] Top 5 sự thật thú vị về ngành […]
Đã có bao giờ bạn tự hỏi, răng sứ có tự bao giờ? Câu trả lời chắc chắn sẽ khiến […]
Tiếp nối 2 phần trước, bài viết này sẽ cung cấp cho các bạn những bước chuyển mình cuối cùng […]
Nối tiếp phần 1 về những mốc chuyển mình mang tính lịch sử của ngành Nha khoa, hãy cùng khám […]