Mách mẹ cách xử trí hiệu quả khi trẻ bị nhiệt miệng và sốt
Banner giảm béo

Mách mẹ cách xử trí khi trẻ bị nhiệt miệng và sốt

Cập nhật ngày: 17/02/2020

Trẻ bị nhiệt miệng và sốt là vấn đề thường xảy ra khiến các mẹ vô cùng băn khoăn và lo lắng, đặc biệt với những người làm mẹ lần đầu. Tuy không phải bệnh quá nghiêm trọng nhưng khi bé bị lở miệng cũng rất cần cắc mẹ cần nắm rõ triệu chứng, nguyên nhân để có thể xứ trí phù hợp? Bài viết dưới đây sẽ giúp các mẹ có thêm một số kiến thức nhất định về tình trạng nhiệt miệng ở trẻ nhỏ theo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa.

Triệu chứng nhiệt miệng ở trẻ em

Nhiệt miệng ở trẻ em biểu hiện bằng các dấu hiệu như trên lưỡi, bên trong má, lợi của bé bị đỏ và xuất hiện các vết viêm loét. Bên cạnh đó, mẹ sẽ thấy hơi thở của bé có mùi khó chịu dù đã làm sạch răng miệng kĩ lưỡng. Bện cạnh đó mẹ cũng sẽ gặp tình trạng trẻ bị nhiệt miệng và sốt, trẻ có thể sốt nhẹ nhưng cũng có thể chuyển sốt rất cao, đặc biệt là về tầm chiều tối và đêm.

Ngoài những triệu chứng bệnh lý nhìn thấy được thì hiện tượng nhiệt miệng còn khiến trẻ cảm thấy đau nhức khiến bé gặp khó khăn khi ăn uống hoặc nói chuyện. Cũng vì đau miệng mà bạn sẽ thấy bé biếng ăn hơn, sụt cân, có vẻ mệt mỏi  và không thích cười đùa. Với trường hợp trẻ 1 tuổi bị nhiệt miệng, bé có thể quấy khóc dai dẳng cả ngày khiến mẹ dễ bị căng thẳng, mệt mỏi.

trẻ bị nhiệt miệng và sốt, bị nhiệt miệng ở trẻ em, trẻ bị nhiệt miệng sốt, trẻ bị nhiệt miệng uống thuốc gì, trẻ em bị nhiệt miệng uống thuốc gì, trẻ bị nhiệt miệng bao lâu thì khỏi

Bé bị nhiệt miệng gây đau đớn, khó chịu

Nguyên nhân khiến bé bị nhiệt miệng

Nếu như ở người lớn, nhiệt miệng chủ yếu xảy ra do khoang miệng bị nhiễm khuẩn và có thể xử lý dễ dàng bằng cách thay đổi chế độ ăn uống như hạn chế đồ cay nóng, tăng cường uống nước, ăn nhiều rau xanh… và cảm giác mệt mỏi do nhiệt miệng cũng không đáng kể thì ở trẻ nhỏ, nhiệt miệng gây nhiều ảnh hưởng hơn và cũng lâu khỏi hơn do cơ địa trẻ nhỏ rất nhạy cảm, không thể sử dụng thuốc hoặc thay đổi chế độ ăn ngay lập tức như người lớn.

Bé có thể bị nhiệt miệng do rất nhiều nguyên nhân, trong đó phải kể đến các yếu tố thường gặp như:

–  Các chấn thương trong khoang miệng như: Cắn nhầm niêm mạc ở trong má hay lưỡi, bị xước do thức ăn quá cứng, vệ sinh răng miệng không đúng cách như chải răng và nướu quá mạnh khiến niêm mạc miệng bị tổn thương
– Viêm loét, nhiệt miệng do ăn uống phải thức ăn quá nóng dẫn đến bị bỏng niêm mạc gây lở loét, viêm nhiễm
– Chế độ ăn uống không cân bằng, thiếu dinh dưỡng: viêm loét, nhiệt miệng thường xuyên tái phát ở những trẻ thiếu hụt chất dinh dưỡng, cụ thể là vitamin và khoáng chất như sắt, kẽm, folic hoặc vitamin nhóm B
– Bé bị ốm phải sử dụng thuốc để điều trị cũng có khả năng gây khô miệng, mà nước bọt vốn là chất kháng khuẩn tự nhiên, nước bọt không tiết ra nhiều cũng dễ làm xuất hiện những vết loét trong miệng do vi khuẩn tấn công
– Loét miệng cũng có thể gặp trong khi bé bị ốm, bởi lúc này hệ miễn dịch đang bị suy yếu, cơ thể rất dễ bị vi khuẩn tấn công, trong đó miệng là môi trường ẩm ướt dễ khiến vi khuẩn phát triển sinh sôi
trẻ bị nhiệt miệng và sốt, bị nhiệt miệng ở trẻ em, trẻ bị nhiệt miệng sốt, trẻ bị nhiệt miệng uống thuốc gì, trẻ em bị nhiệt miệng uống thuốc gì, trẻ bị nhiệt miệng bao lâu thì khỏi
Bé lười ăn, thiếu dinh dưỡng cũng là nguyên nhân gây ra nhiệt miệng
Nhiệt miệng xảy ra ở trẻ nhỏ chủ yếu là do khoang miệng bị nhiễm khuẩn gây viêm, nếu để lâu ngày và không được điều trị đúng cách thì vi khuẩn có khả năng lây lan sang vùng xung quanh gây ra viêm lợi, viêm nha chu rất nguy hiểm.

Bé bị nhiệt miệng phải làm sao? Cách xử trí khi trẻ bị nhiệt miệng và sốt

Khi bé bị nhiệt miệng đi kèm các triệu chứng như sốt cao, quấy khóc, bỏ ăn thì đa phần các mẹ đều rất bối rối, đặc biệt những ai làm mẹ lần đầu có thể sẽ chưa biết cách xử lý. Vậy cách xử trí khi trẻ bị nhiệt miệng và sốt như thế nào mới đúng?

  • Bé bị nhiệt miệng nên ăn gì?

+ Uống nhiều nước lọc, nước trái cây không đường, nước trà xanh, nước râu ngô,…

+ Ăn thực ăn ở dạng lỏng, hoặc đồ ăn được hầm mềm như cháo, súp, rảu củ hầm… để tránh các tác động mạnh khi ăn nhai dẫn đến tổn thương vết lở miệng, khiến lở miệng lâu khỏi

+ Ăn nhiều loại thức ăn có tính thanh nhiệt, giải độc như đỗ đen, đỗ xanh, hạt sen, bột sắn,…

+ Bổ sung vitamin và khoáng chất thiết yếu từ rau xanh để gia tăng sức đề kháng chống lại bệnh, đồng thời khiến các vết loét lành nhanh hơn

+ Bổ sung thực phẩm có chứa men vi sinh như sữa chua, sữa chua uống; có thể kết hợp với các loại trái cây như kiwi, dâu tây,…để tăng sức đề kháng

Bên cạnh đó, mẹ cũng cần tránh cho bé ăn những loại thức ăn như bánh kẹo, nước ngọt, đồ sấy khô….vì môi trường nhiều đường là điều kiện lý tưởng cho vi khuẩn sinh sôi và phát triển, dấn đến lở miệng hoặc làm cho lở miệng lâu khỏi. Đồ ăn quá cứng hoặc tạo nhiều mảnh vụn như hạt khô, snack, khoai tây chiên… vì các mảnh vụn khó làm sạch, bám lại khiến khoang miệng bị tổn thương, làm các vết loét trở nên nghiêm trọng

trẻ bị nhiệt miệng và sốt, bị nhiệt miệng ở trẻ em, trẻ bị nhiệt miệng sốt, trẻ bị nhiệt miệng uống thuốc gì, trẻ em bị nhiệt miệng uống thuốc gì, trẻ bị nhiệt miệng bao lâu thì khỏi

Mẹ nên cho bé ăn thêm rau củ quả để giúp lành nhanh vết nhiệt miệng

  • Trẻ bị nhiệt miệng và sốt uống thuốc gì?

Khi bé bị nhiệt miệng, đặc biệt là trẻ dưới 2 tuổi bị nhiệt miệng thì mẹ nên đưa bé đến phòng khám nhi hoặc bệnh viện để kiểm tra giúp phát hiện sớm các triệu chứng và điều trị kịp thời, tránh khiến bé đau đớn, bỏ ăn, quấy khóc, sốt cao trong thời gian dài. Mẹ không nên tự ý mua thuốc mà cần sử dụng thuốc cho bé theo chỉ dẫn của bác sĩ để điều trị đúng bệnh và không gây các tác dụng phụ.

Việc đưa bé đi khám bác sĩ là việc nên làm, tuy nhiên bên cạnh đó, mẹ có thể áp dụng một số cách giảm các triệu chứng nhiệt miệng từ nguyên liệu thiên nhiên như:

+ Nha đam: gel nha đam có tác dụng kháng viêm, giảm sưng và sát khuẩn rất tốt; đồng thời tạo lớp màng bảo vệ che chắn vết thương giúp ngăn ngừa vi khuẩn xâm nhập hiệu quả. Mẹ chỉ cần lấy phần thịt nha đam, dùng tăm bông chấm vào vết nhiệt miệng của bé từ 2 – 3 lần/ ngày để thấy tác dụng.

+ Mật ong: mật ong từ lâu đã được biết đến nhờ khả năng diệt khuẩn, ngăn ngừa vi khuẩn sinh sôi phát triển đồng thời hỗ trợ làm lành nhanh các vết thương. Cách dùng rất đơn giản, mẹ chỉ cần chấm mật ong vào vết nhiệt miệng của bé từ 2 – 3 lần/ ngày để thấy hiệu quả tốt. Tuy nhiên, vì mật ong không được sử dụng cho bé dưới 1 tuổi nên mẹ cũng cần lưu ý điều này khi chăm sóc trẻ bị nhiệt miệng tại nhà.

+ Muối: muối có tính mặn, và nổi tiếng nhờ khả năng kháng khuẩn tuyệt vời; súc miệng với nước muối là cách chăm sóc răng miệng quen thuộc từ xa xưa. Mẹ cũng nên áp dụng cách này để giúp giảm các triệu chứng nhiệt miệng ở trẻ.

+ Trà xanh: cách sử dụng trà xanh cũng tương tự như với nước muối, tuy nhiên do trà xanh có vị chát đặc trưng nên mẹ chỉ nên dùng với bé trên 3 tuổi, chứ không nên áp dụng với trẻ quá nhỏ sẽ khiến bé quấy khóc và nôn trớ.

+ Cỏ mực: cỏ mực còn được biết đến với tên gọi là cây nhọ nồi, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc và kháng khuẩn rất tốt. Mẹ chỉ cần giã nát lá cỏ mực, sau đó hòa thêm ít nước rồi chấm nhẹ vào vết nhiệt miệng.

Ngoài ra mẹ nên kết hợp chườm khăn ấm cho bé uống thêm nước, mặc quần áo thoáng mát để giúp bé hạ sốt.

trẻ bị nhiệt miệng và sốt, bị nhiệt miệng ở trẻ em, trẻ bị nhiệt miệng sốt, trẻ bị nhiệt miệng uống thuốc gì, trẻ em bị nhiệt miệng uống thuốc gì, trẻ bị nhiệt miệng bao lâu thì khỏi

Cỏ mực (nhọ nồi) là vị thuốc chữa nhiệt miệng  và sốt hiệu quả

Trên đây là một số cách xử trí dành cho mẹ khi trẻ bị nhiệt miệng và sốt. Nếu các mẹ có thắc mắc về cách chăm sóc bé cũng như về một số bệnh lý nha khoa khác, hãy liên hệ với nha khoa Quốc tế Nevada Võ Văn Tần qua hotline 1800.2045 để được giải đáp miễn phí.



BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Bệnh u lợi răng có nguy hiểm không? | Lời giải đáp đến từ chuyên gia
Bệnh u lợi răng có nguy hiểm không? Đây là một câu hỏi được rất ...
Top 5 thực phẩm vàng tốt cho sức khỏe răng miệng
Bên cạnh chế độ chăm sóc răng miệng như: khám răng, lấy cao răng định ...
Đau răng có nên ăn thịt gà không? Những nguy cơ tiềm ẩn bạn cần biết!
Hãy cùng nghe lời khuyên từ chuyên gia nha khoa để biết đau răng có ...
Các cách trị tụt nướu răng tại nhà hiệu quả nhanh chóng
Tụt nướu(tụt lợi)là một bệnh lý răng miệng khá nghiêm trọng. Nguyên nhân chủ yếu ...
Trẻ bị nhiệt miệng và sốt cao là triệu chứng bệnh gì?
Trẻ bị nhiệt miệng và sốt cao rất có thể đã bị mắc chứng bệnh ...
Uống tinh bột nghệ có bị vàng răng không? Trắng răng với tinh bột nghệ
Tinh bột nghệ đem lại rất nhiều công dụng hữu ích cho sức khỏe và ...
KIẾN THỨC NHA KHOA
Bệnh béo phì và sức khoẻ răng miệng có liên quan tới nhau như thế nào?

Bệnh béo phì và sức khoẻ răng miệng có hay không 1 mối quan hệ mật thiết?! Béo phì đang […]

Những vết mốc đen có thể đem lại 1 đại dịch sâu răng kinh hoàng

Đừng coi thường những vết mốc đen, chúng có thể đem lại cho bạn ám ảnh kinh hoàng hơn cả […]

[FUNFACTS] Top 5 sự thật thú vị về ngành nha khoa

Những sự thật này sẽ khiến bạn phải ngạc nhiên đấy! [FUNFACTS] Top 5 sự thật thú vị về ngành […]

Răng sứ có tự bao giờ? Câu chuyện về quá trình phát triển của răng bọc sứ!

Đã có bao giờ bạn tự hỏi, răng sứ có tự bao giờ? Câu trả lời chắc chắn sẽ khiến […]

Những bước chuyển mình thế kỷ của ngành Nha khoa P.3 (Phần cuối)

Tiếp nối 2 phần trước, bài viết này sẽ cung cấp cho các bạn những bước chuyển mình cuối cùng […]

Những bước chuyển mình thế kỷ của ngành Nha khoa P.2

Nối tiếp phần 1 về những mốc chuyển mình mang tính lịch sử của ngành Nha khoa, hãy cùng khám […]



Giấy phép hoạt động số 00799/HCM-GPHĐ - Chứng chỉ hành nghề số 002254/HCM-CCHN

(*) Kết quả tùy thuộc cơ địa của mỗi người

X
Chat với chuyên gia