Đăng ký Tư vấn miễn phí
Cách giải quyết triệt để tình trạng sưng nướu lợi sau khi nhổ răng khôn
Có phải bạn đang lo lắng vì sưng nướu lợi sau khi nhổ răng khôn? Bài viết sau sẽ bật mí cách giải quyết triệt để tình trạng này.
Răng khôn là nỗi ám ảnh cả nhiều người bởi chúng không những không thực hiện tốt vai trò mà còn dễ mọc lệch, mọc ngầm,… gây đau đớn, khó chịu ảnh hưởng rất nhiều đến cuộc sống. Do đó, để không phải chịu những cơn đau do chiếc răng này gây ra nhiều người lựa chọn giải pháp nhổ bỏ răng. Nhưng nhổ răng khôn bị sưng lợi phải làm sao. Đâu là cách giải quyết triệt để tình trạng sưng nướu lợi sau khi nhổ răng khôn?
Sưng nướu lợi sau khi nhổ răng khôn
Nguyên nhân sưng nướu lợi sau khi nhổ răng khôn
Lợi bị sưng sau khi nhổ răng không không phải là vấn đề quá nghiêm trọng. Tình trạng này hoàn toàn có thể chấm dứt sau một tuần tùy thuộc vào cơ địa và cách chăm sóc răng của mỗi người. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này do:
+ Có thể do trong quá trình nhổ, bác sĩ đã dùng một lực mạnh tác động lên phần nướu và xương răng khiến nướu bị tổn thương và sưng.
+ Một số trường hợp nhổ răng khôn và phải tiến hành khâu lợi. Bởi vậy, tình trạng sưng đau lợi là điều khó tránh khỏi
+ Do sau khi nhổ răng khôn, vệ sinh răng miệng sạch sẽ còn gặp nhiều hạn chế dẫn đến lợi bị viêm và sưng đau.
+ Bị nhiễm trùng do dụng cụ nha khoa chưa đảm bảo ở khâu vô trùng.
+ Do bác sĩ nhổ răng không đúng quy trình
+ Nhổ răng nhưng chân răng bị sót.
+ Do tay nghề của bác sĩ còn yếu và làm tổn thương các dây thần kinh quanh răng dẫn đến sưng lợi.
Khi nhổ răng khôn bị sót chân khiến lợi bị sưng
Đọc ngay: Nhổ răng khôn hàm dưới có nguy hiểm không?
Cách xử lý sưng, viêm nướu sau khi nhổ răng khôn
Để giảm tình tạng sưng viêm lợi sau khi nhổ răng khôn bạn có thể tham khảo một số cách sau:
+ Chườm lạnh: Đá có tác dụng giảm sưng và đau vô cùng hiệu quả. Vì vậy, khi bị sưng lợi, bạn có thể chườm đá vào vùng má gần vị trí lợi bị sưng. Nên chườm khoảng 10 – 15 phút mỗi lần và có thể sử dụng cách này được nhiều lần trong ngày.
+ Chườm ấm: Ngoài chườm lạnh thì chườm ấm hoặc nóng cũng là một cách rất hiệu quả. Chườm ấm có tác dụng làm tan máu đông, máu tụ và hỗ trợ lưu thông máu. Nên chườm với nhiệt độ từ 60 – 80 độ và giữ trong khoảng 5 phút. Thực hiện 2 – 3 lần mỗi ngày.
Đối với tình trạng sưng đau nặng hơn hoặc viêm lợi có thể lưu ý đến cách chăm sóc hoặc áp dụng cách sau:
Chườm ấm hoặc lạnh giúp giảm đau
+ Vệ sinh răng miệng sạch sẽ và đúng cách
+ Uống thuốc kháng sinh giảm đau, kháng viêm: Tất cả những thuốc khi sử dụng đều cần thiết đến sự kê đơn và giám sát của bác sĩ. Một số loại thuốc bác sĩ thường kê đơn như: Paracetamol, Alpha- choay, Almociline,…
+ Xây dựng chế độ ăn uống hợp lý: Vết thương bị sưng viêm sau khi nhổ răng khôn thường rất dễ bị tổn thương chảy máu . Vì vậy, bạn cần chú ý đến chế độ ăn uống của mình. Cần bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng với những đồ ăn mềm, lỏng, dễ tiêu hóa. Một số món nên ăn như: Sữa, sữa chua, cháo, canh hầm, súp, sinh tố, nước ép,…
+ Đến ngay phòng khám nha khoa uy tín để được thăm khám và điều trị.
Đọc thêm: Xử lý mọc răng khôn hàm dưới bị sưng lợi
Những câu hỏi liên quan đến sưng lợi sau khi nhổ răng
Giải đáp những câu hỏi liên quan đến sưng lợi sau khi nhổ răng
-
Bị sưng nướu răng trong cùng hàm dưới đau họng phải làm sao?
Hiện tượng bị sưng nướu trong cùng hàm dưới và đau họng là tình trạng bình thường không nên quá lo ngại. Sưng nướu trong cùng hàm dưới là sưng đau răng khôn và răng khôn có vị trí gần với họng nên khi đau răng khôn họng sẽ bị ảnh hưởng theo. Trong trường này nên vệ sinh răng miệng sạch sẽ, ăn những đồ ăn mềm và lỏng dễ nuốt, uống thuốc kháng viêm, chườm lạnh,… Với những cách này tình trạng đau họng sẽ được cải thiện đáng kể.
Vệ sinh răng sạch sẽ và đúng cách
Đọc thêm: Dấu hiệu nhiễm trùng sau khi nhổ răng khôn
-
Sưng nướu răng khôn bao lâu thì hết?
Tình trạng sưng nướu răng khôn không nên quá lo ngại. Nướu thường sẽ sưng đau nhiều trong 2 – 3 ngày sau khi nhổ và sẽ giảm dần sau khoảng một tuần nếu vệ sinh và chăm sóc răng đúng cách. Còn đối với trường hợp sưng nướu răng khôn khi đang mọc răng, bạn nên vệ sinh sạch sẽ và theo dõi. Nếu tình trạng ngày một nặng hơn bạn nê đến phòng khám nha khoa thăm khám và có giải pháp phù hợp.
-
Cách trị sưng nướu răng trong cùng tại nhà?
Kể cả khi bị sưng nướu răng trong cùng do nhổ hoặc mọc răng hãy áp dụng ngay những cách sau để trị sưng nướu: Chườm lạnh, chườm ấm (60 – 80 độ C), vệ sinh sạch sẽ, súc miệng nước muối giảm đau và khử trùng,…
Ngoài ra nếu nướu bị sưng khi mọc răng khôn, có thể giảm đau và sưng bằng cách như: Bôi tinh dầu bạc hà, bôi tinh dầu tràm trà hoặc tinh dầu tỏi, nhai sống hành tây,…
Lợi trùm răng khôn
-
Lợi trùm răng khôn có tự hết không?
Lợi trùm răng khôn có thể tự khỏi trong trường hợp răng khôn mọc thẳng, mọc đúng vị trí và răng phát triển một cách bình thường. Tuy nhiên, để tự khỏi bạn sẽ phải trải qua một quá trình dài và chịu không ít đau đớn. Vì vậy, nếu bị lợi trùm răng khôn, bạn nên đến phòng khám nha khoa thăm khám để được điều trị kịp thời.
-
Cách chữa viêm lợi trùm tại nhà?
Khi bị viêm lợi trùm nhưng không có thời gian hoặc điều kiện đến phòng khám, bạn có thể áp dụng một số cách sau:
+ Súc miệng với nước muối sát khuẩn.
+ Giảm đau bằng cách rang muối hạt to bọc vào khăn sạch và chườm vào chỗ lợi bị viêm.
+ Ngậm tinh dầu dừa khoảng 10 phút và nhổ bỏ để ngăn ngừa mảng bám và cải thiện triệu chứng.
+ Súc miệng với nước lá trầu không. Bạn có thể đun lá trầu không với nước và súc miệng.
Trên đây là những nguyên nhân và cách giải quyết triệt để tình trạng sưng nướu lợi sau khi nhổ răng khôn. Hy vọng những thông tin trên sẽ có ích đối với bạn, giúp bạn trải qua những cơn đau nhức khi nhổ răng khôn một cách nhẹ nhàng. Mọi thông tin thắc mắc cần giải đáp vui lòng liên hệ Nha khoa Quốc tế Nevada theo số Hotline 1800. 2045.
Bệnh béo phì và sức khoẻ răng miệng có hay không 1 mối quan hệ mật thiết?! Béo phì đang […]
Đừng coi thường những vết mốc đen, chúng có thể đem lại cho bạn ám ảnh kinh hoàng hơn cả […]
Những sự thật này sẽ khiến bạn phải ngạc nhiên đấy! [FUNFACTS] Top 5 sự thật thú vị về ngành […]
Đã có bao giờ bạn tự hỏi, răng sứ có tự bao giờ? Câu trả lời chắc chắn sẽ khiến […]
Tiếp nối 2 phần trước, bài viết này sẽ cung cấp cho các bạn những bước chuyển mình cuối cùng […]
Nối tiếp phần 1 về những mốc chuyển mình mang tính lịch sử của ngành Nha khoa, hãy cùng khám […]